Giới nhà giàu Venezuela di cư đến Tây Ban Nha khi khủng hoảng xảy ra
Khoảng 2,3 triệu người Venezuela (7% dân số) đã rời khỏi đất nước trong những năm gần đây. Phần lớn trong số họ di cư sang nước láng giềng Colombia. Chính phủ nước này ước tính đã có khoảng 870.000 người Venezuela đến Colombia vào năm ngoái.
Brazil, Chile và Ecuador cũng là những điểm đến của người Venezuela trong bối cảnh khủng hoảng.
Khác với đa số, những người có tiền của Venezuela lại không đến Nam Mỹ mà họ bay tới Tây Ban Nha.
Theo tờ El Pais của Tây Ban Nha, số người dân Venezuela di cư sang Tây Ban Nha đã tăng 58% kể từ năm 2014, tập trung chủ yếu ở thủ đô Madrid.
Nhiều thập kỷ trước, hàng ngàn người Tây Ban Nha rời bỏ nước này để tới Venezuela với hi vọng thoát khỏi cảnh nghèo đói hoặc bị thu hút bởi viễn cảnh về sự giàu có của quốc gia dầu mỏ này. Giờ đây, họ quay ngược trở lại Tây Ban Nha.
Quốc gia Nam Âu này được coi là một lựa chọn an toàn hơn Mỹ, với chi phí sinh hoạt thấp và thủ tục nhập cảnh dễ dàng hơn.
Tây Ban Nha cung cấp thị thực cư trú đặc biệt cho cư dân ngoài EU. Theo đó, công dân ngoài EU có thể cư trú hợp pháp tại Tây Ban Nha trong một năm mà không cần việc làm, miễn là họ mở tài khoản ngân hàng với số tiền gửi ít nhất 26.000 bảng (gần 790 triệu đồng) và có bảo hiểm y tế.
Những người Venezuela giàu có đủ khả năng đáp ứng các yêu cầu này và họ thường gửi tiền ở nước ngoài để tránh biến động về tiền tệ.
Tây Ban Nha là một trong những quốc gia châu Âu đang phát triển công nhận Juan Guaido là tổng thống lâm thời của Venezuela.
Theo tờ New York Times, những người Venezuela đến Tây Ban Nha vẫn đang có cuộc sống giàu có, trở thành doanh nhân thành đạt, bắt đầu mở nhà hàng và các hình thức kinh doanh khác.
Họ cũng đã mua và xây dựng nhà cửa ở quốc gia này.
Vào năm 2017, những người Venezuela giàu có vẫn sống xa hoa, ngay cả khi phần lớn người dân phải vật lộn với việc mua thức ăn và kiếm sống.
Thủ đô Caracas của Venezuela trở thành thành phố đầu tiên ở Nam Mỹ mở chi nhánh của chuỗi hộp đêm quốc tế sành điệu Buddha Bar.
Ở một quốc gia thiếu nguồn cung cấp cơ bản như bột mỳ và đường, khách của Buddha Bar có thể gọi món bít tết cá ngừ, sườn heo hoặc tacos cá (bánh kẹp thịt với vỏ bánh được làm từ bột ngô còn nhân bánh được làm từ cá nấu chín), miễn là họ thanh toán bằng đôla.
Tám miếng sushi cá hồi và tôm ở đây có giá 55.700 bolivar (188 triệu đồng), tương đương với hơn một phần tư mức lương tối thiểu hàng tháng của người dân.
Venezuela đã từng là một trong những quốc gia thịnh vượng nhất ở Mỹ Latinh.
Nhưng đất nước giàu dầu mỏ đã rơi vào khủng hoảng dưới thời tổng thống Nicolas Maduro.
Trong khi Venezuela có trữ lượng dầu lớn nhất thế giới, việc giá dầu bị giảm cùng với tham nhũng và quản lý sai lầm trong 2 thập kỷ được cho là những nguyên nhân khiến nước này rơivào hỗn loạn.
Hầu hết những người di cư nói rằng họ đang chạy trốn khỏi Venezuela.
Ông Maduro đã được bầu lại vào tháng 5 năm ngoái, trong một cuộc bỏ phiếu mà hàng chục quốc gia mô tả là không minh bạch.
Một bức ảnh được chụp bởi phóng viên Reuters vào tháng 8 năm ngoái đã khắc họa rõ nét thực tế siêu lạm phát khiến tiền tệ của Venezuela gần như vô giá trị.
Một con gà nặng 2,4kg được bán ở một khu chợ đường phố của thủ đô Caracas với giá 14.600.000 bolivar (1,3 triệu đồng) trong khi với tỷ giá hối đoái hiện tại, nó chỉ đáng giá 3,04 USD (70 nghìn đồng).
Người Venezuela trước đây có thể nhập cảnh vào Colombia và Ecuador chỉ bằng thẻ căn cước. Cho đến nay, khoảng một nửa trong số những người di cư đến 2 quốc gia này không có hộ chiếu.
Tuy nhiên, để có được hộ chiếu ở Venezuela hiện nay là điều gần như không thể trong hoàn cảnh đất nước đang phải vật lộn với tình trạng thiếu giấy và mực.
Số tiền Trung Quốc cho Venezuela vay trị giá 50 tỷ USD trong hơn 10 năm qua đang đứng trước rủi ro cao sau khi Mỹ quyết định...