Dân Việt

PGS Bùi Hiền chia sẻ dự định cải tiến “tiếw Việt” trong năm mới

Diệu Thu 07/02/2019 12:55 GMT+7
Đầu năm mới, PGS Bùi Hiền đã có những chia sẻ với PV về dự định của mình về công trình ông nghiên cứu trong suốt 40 năm qua.

Cách đây không lâu, đề xuất cải tiến chữ viết tiếng Việt của PGS.TS Bùi Hiền đã làm dậy sóng dư luận. Theo đó, lời khen thì ít và chê, “ném đá” thì quá nhiều.

img

img

PGS Bùi Hiền chia sẻ dự định của mình để phát triển công trình ông đã nghiên cứu trong suốt 40 năm qua

Đến nay, công trình cải tiến chữ viết tiếng Việt của PGS Bùi Hiền đã được cấp giấy chứng nhận bản quyền tác giả. Ngay sau khi được cấp bản quyền, ông tiếp tục “trình làng” Truyện Kiều bằng chữ cải tiến. Đặc biệt, tháng 11/2018, PGS. Bùi Hiền công bố phần mềm chuyển đổi từ tiếng Việt sang chữ quốc ngữ cải cách.

Do phần mềm chuyển đổi tiếw Việt nhưng chưa hoàn chỉnh nên rất nhiều người quan tâm liệu trong năm mới, PGS Bùi Hiền còn công trình nghiên cứu nào về chữ cải tiến?

Nhân dịp đầu năm mới, PGS Bùi Hiền cho biết, năm nay ông không viết câu đối nữa vì bộ chữ của ông rất dễ học và dễ viết, ai cũng có thể viết được. Do đó, PGS Bùi Hiền đã dành thời gian chia sẻ với PV về dự định của mình về công trình ông đã nghiên cứu trong suốt 40 năm qua.

Theo tác giả công trình cải tiến chữ viết tiếng Việt, ông công bố phần mềm cải tiến chữ viết tiếng Việt và chỉ cần một vài thao tác đơn giản, phềm mềm này có thể chuyển đổi bất kỳ một đoạn văn bản nào bằng tiếng Việt hiện tại sang “tiếw Việt” cải tiến.

Theo đó, phần mềm viết chữ cải tiến do cháu nội của ông nghiên cứu để tặng ông. Tuy nhiên, hiện vẫn còn một số lỗi do trong chữ quốc ngữ hiện nay có nhiều điểm bất quy tắc nên khi chuyển đổi, phần mềm chưa xử lý được.

“Tôi đang tìm cách chỉnh sửa phần mềm, còn chữ của mình về cơ bản đã hoàn thiện, không có sai sót gì. Do đó, tôi không chỉnh sửa gì nữa. Thời gian tới tôi sẽ thử nghiệm trên số đông xem kết quả thế nào”, PGS Bùi HIền chia sẻ.

img

Tác giả công trình cải tiến chữ viết tiếng Việt cũng cho biết, trong năm mới, ông dự kiến thử nghiệm trên học sinh học sinh lớp 3. Ông hướng dẫn học sinh tìm hiểu bảng chữ của mình rồi tự chuyển đổi trong vòng 15 phút xem các em sẽ mất bao lâu để học và làm quen với bộ chữ cải tiến.

“Tôi muốn làm đồng loạt ở nhiều nơi xem kết quả thế nào. Nhưng tôi sợ nhiều trường cũng ngại, họ sợ va chạm nên không dám cho tôi thử nghiệm. Nếu đời tôi không làm được thì tôi truyền cho đời con, đời cháu. Tôi hướng dẫn con cháu để sau này nếu tôi mất đi thì con cháu tiếp tục nghiên cứu”, PGS Bùi Hiền nói.

Chủ nhân của công trình cải tiến chữ viết tiếng Việt cũng cho biết, trong năm mới ông sẽ tiếp tục viết thư cho một số lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Quốc hội để trình bày về công trình nghiên cứu của mình và hi vọng sẽ nhận được phản hồi. Trước đó, Trước đó, năm 2017, PGS.TS. Bùi Hiền gây sốc dư luận với bài viết “Chữ Quốc ngữ và hội nhập quốc tế”, trong đó đề xuất giảm ký tự bảng chữ cái từ 38 xuống 31.

Tác giả này đề xuất sẽ bỏ chữ Đ ra khỏi bảng chữ cái tiếng Việt và thêm một số chữ cái tiếng Latin cho dễ sử dụng như: F, J, W, Z.

Cùng với đó, sẽ thay đổi giá trị âm vị của 11 chữ cái hiện có trong bảng trên. Ví như: C = Ch, Tr; D = Đ; G = G, Gh; F = Ph; K = C, Q, K; Q = Ng, Ngh; R = R; S = S; X = Kh; W =Th; Z = D, Gi, R.

PGS.Bùi Hiền nêu lý do “im hơi lặng tiếng” trong chuỗi thời gian dài

Tác giả công trình cải tiến chữ viết tiếng Việt cho biết, sở dĩ ông “im hơi lặng tiếng” vì ông dành thời gian để tập hợp tất cả các ý kiến của mọi người về công trình gây bão dư luận của mình.

“Gần một năm tôi ngồi đọc rồi tôi tổng hợp ý kiến của mọi người. Tôi thấy có 2 luồng ý kiến về công trình của mình. Trong số các ý kiến tôi tập hợp được thì có 2/3 số người ủng hộ còn 1/3 số người phản đối. Những người nói tôi rửng mỡ, chế nhạo thì tôi không chấp, tôi loại ra. Tôi làm khoa học, tự bỏ tiền túi ra là làm công trình chứ không lấy tiền của Nhà nước hay của ai nên người ta phản đối thì kệ họ, tôi chẳng đôi co. Về mặt khoa học, họ phát biểu trái mình thì mình nghiên cứu. Nếu ý kiến hay thì tôi tiếp thu còn nhóm phản đối nghiêm túc thì nên nói rõ quan điểm vì sao phản đối công trình của tôi. Khi có lý giải khoa học tôi sẽ ghi chép và in thành quyển để đọc và rút kinh nghiệm”, PGS Bùi Hiền chia sẻ.

Đã có phần mềm chuyển đổi tiếw Việt, chỉ mất 3 phút để “biến hình” tác phẩm Sống mòn

PGS.TS Bùi Hiền cho biết, ông chỉ mất vài phút để chuyển đổi tác phẩm “Sống mòn” của nhà văn Nam Cao bằng chữ cải...