Sáng 10/2 (mùng 6 Tết), di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại hội Gióng tại đền Sóc, huyện Sóc Sơn, Hà Nội chính thức khai hội. Đây là năm thứ 2 lễ hội thắt chặt an ninh, không để tình huống tranh cướp xảy ra. Các đoàn rước giỏ hoa tre, giỏ trầu cau đều đặt lễ ở đền Thượng, không rước xuống đền Mẫu và đền Hạ.
Nhiều người cho rằng cướp được hoa tre sẽ mang đến may mắn cho bản thân, gia đình trong năm tới và là một nét đẹp của lễ hội. Vì thế, khi bỏ tục lệ này sẽ làm giảm không khí của lễ hội. Tuy nhiên, cũng có người cho rằng, việc cướp lộc không còn phù hợp với xã hội hiện đại.
“Tướng bà” được rước vào đền Thượng. Đây là một nghi thức rước truyền thống của thôn Yên Tàng, xã Bắc Phú, huyện Sóc Sơn. Các cô bé được lựa chọn phải từ 9 đến 12 tuổi, học giỏi, đạo đức tốt và có khuôn mặt sáng.
Đoàn rước kiệu "Tướng bà" gồm các cụ cao tuổi, cán bộ đoàn thể trong xã và 12 thanh niên trên 18 tuổi bảo vệ kiệu. Kiệu "Tướng bà" thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách.
“Tướng bà” ngồi trong kiệu chào mọi người.
Người dân ghi lại hay phát trực tiếp cho những người không đến được lễ hội xem.
Kiệu “Tướng bà” thu hút khá đông sự quan tâm của nhiều người.
Nhiều người mừng tuổi cho “Tướng bà”, vừa cầu may trong năm mới.
Dòng người đi sau kiệu “Tướng bà” lên đền Thượng làm lễ
Năm nay, em Nguyễn Thùy Linh (11 tuổi) được chọn đóng vai “Tướng bà”.
Kết thúc buổi lễ, “Tướng bà” Thùy Linh được đưa ra ô tô trở về gia đình.
Trong quá trình di chuyển, "Tướng bà" vẫn được bảo vệ nghiêm ngặt để tránh nguy cơ bị "bắt cóc" bất cứ lúc nào.
Đến lượt được phát hoa tre, người dân chen lấn nhau, có người giơ cả nắm đấm dọa nhau để lấy hoa tre tại hội Gióng...