Dân Việt

Cuộc chiến chồng buôn lậu tê tê ở Châu Phi

Thanh Hải 11/02/2019 12:48 GMT+7
Nhiều người trong cánh dân làng nói rằng hàng xóm của họ từng đi săn tê tê và kiếm chác tới 10.000 Ru-pi (70 USD) trong vai trò môi giới. Ông Ijaz nghĩ rằng dân làng đang bắt đầu nói về bản thân họ, và cuộc đàm thoại mới chỉ bắt đầu.

img

Chẳng may rơi vào tay con người, tê tê hiếm có cơ hội sống sót. Ảnh nguồn: Shutterstock

Một buổi chiều thứ Bảy trong tháng 8 năm 2018, Shaukat Akash, 41 tuổi, đang nằm thư giãn trong nhà ở Taxila (tỉnh Punjab, Pakistan) thí bỗng nghe có tiếng người nói mỗi lúc một to vang vọng bên ngoài. Akash nhổm người đi ra ngoài thì thấy một toán đàn ông tay cầm que và thuổng, họ đứng quây tròn và nhìn lom lom vào một sinh vật kỳ lạ đang cuộn mình như quả bóng. Akash khuyên đám người chớ đánh con vật, và quyết định mang nó vào nhà mình. Qua điện thoại, các thành viên của Qũy động vật hoang dã Pakistan (PWF), một tổ chức bảo tồn phi lợi nhuận, đã xác định sinh vật lạ là con tê tê dựa theo những mô tả của ông Akash. Họ mang con vật đi. Ngày sau đó, dù chân con vật còn sưng nhẹ, nó đã được thả vào Vườn quốc gia Đồi Margalla ở thủ đô  Islamabad (Pakistan).

DÂN SỐ LOÀI TÊ TÊ SUY GIẢM KỶ LỤC

Đó là một hoạt động cứu hộ mà các nhà bảo tồn Pakistan đang làm hết sức nhằm bảo vệ loài tê tê, một loài động vật mà Qũy bảo vệ thiên nhiên quốc tế (WWF) công nhận là loài động vật bị buôn lậu nhiều nhất thế giới. Loài tê tê hiếm mà sống sót nếu như trước đó đã được con người tiếp xúc. Nhiều phần cơ thể của chúng được buôn lậu đến Đông Á: vảy tê tê dùng làm thuốc ở Trung Quốc, thịt chúng được xem là một trong những món sơn hào hải vị. Nằm trong số 3 loài tê tê chính, dân số của loài tê tê ở Trung Quốc đã suy giảm đáng kể, giảm tới 94% trong vòng 60 năm qua. Tê tê được mô tả là “cực kỳ nguy cấp” trong Danh sách đỏ của Liên minh bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN). Dù loài tê tê ở Châu Phi bị xem là “dễ bị tấn công” nhưng ít đáng sợ hơn. Còn loài tê tê Ấn Độ vốn có nguồn gốc bản địa ở cao nguyên Pothohar (Pakistan) và một phần của Jammu và Kashmir do chính quyền Pakistan cai trị, hiện là nơi có dân số tê tê bị suy giảm nhanh nhất.

Theo WWF, dân số của loài tê tê ở khu vực này đã sụt giảm 80% chỉ trong vòng 5 năm qua. Cuộc khủng hoảng tê tê đã châm ngòi cho cuộc phản kháng mới từ các tổ chức bảo tồn, nhà làm phim, bác sĩ thú y và những người yêu tê tê nhằm cứu lấy loài động vật dễ thương trước nguy cơ diệt vong ở Pakistan, mặc dù có ít tổ chức nhận được sự hỗ trợ từ chính phủ. Kể từ tháng 10 năm 2017, WWF đã thiết lập 6 khu bảo vệ loài tê tê, mỗi khu vực này được dân địa phương canh gác chặt chẽ. Ông Muhammad Ali Ijaz, một đạo diễn phim từng công chiếu bộ phim tài liệu hồi năm 2015 mang tựa đề Tê tê lâm nguy – câu chuyện về những cái vảy hiếm tại các trường học ở Lahore nhằm giáo dục cho học sinh về loài tê tê trong cuộc đấu tranh sinh tồn. Còn những thường dân như ông Akash lại dùng tiền túi để tự biến thành những nhà bảo tồn nghiệp dư. Ông Akash nhớ lại: “Đám người đánh đập tê tê nói tôi rằng con thú đáng giá hàng triệu đồng Ru-pi (tiền tệ Pakistan) và tôi là gã hâm khi không bán nó”.

img

Mối đe dọa lớn nhất đối với sự sinh tồn của loài tê tê là đến từ ngành công nghiệp buôn lậu thú hoang phi pháp có tổ chức. Ảnh nguồn: AFP/ GETTY

Mặc dù tê tê được liệt vào danh sách động vật được bảo vệ ở Pakistan chiếu theo Công ước quốc tế về buôn bán các loài nguy cấp (CITES), nhưng việc thực thi ở Pakistan chỉ mang tính hình thức và không theo đuổi đến nơi đến chốn. Mỗi trong số 4 tỉnh của Pakistan lại có luật riêng về bảo tồn đời sống hoang dã, mà các chuyên gia phàn nàn rằng chúng làm cho việc phối hợp hành động trở nên khó khăn hơn. Ông Javed Mahar, cựu viên chức của Sở động vật hoang dã tỉnh Sindh, phát biểu: “Trong thời gian qua, chúng tôi luôn cử bộ phận chuyên trách túc trực ở các sân bay quốc tế để theo dõi sự chuyển động của các loài thú nguy cấp khi rời khỏi Pakistan. Nhưng các hoạt động này đang khó khả thi bởi sự móc ngoặc của các viên chức hải quan “nhám tay”. Khi chính phủ yếu kém thì người dân buộc phải vùng lên hành động.

TỘI PHẠM BUÔN THÚ HOANG CÓ TỔ CHỨC

Thách thức gây cái chết cho tê tê đến từ sự thiếu hiểu biết không phải là vấn đề to tát, nhưng nỗi sợ hãi lớn nhất lại đến từ  ngành công nghiệp buôn bán thú hoang dã phi pháp có tổ chức. Chỉ trong vòng 5 năm qua, WWF đã tính toán rằng có ít nhất 275 cá thể tê tê Ấn Độ bị săn trộm tại 47 địa điểm khác nhau của cao nguyên Pothohar và khu vực Jammu và Kashmir do Pakistan kiểm soát, dẫn lời ông Muhammad Waseem, một nhà Môi trường học của WWF. WWF đã phát hiện có ít nhất 239 cửa hàng tại 6 thành phố khác nhau ở Pakistan có dính líu tới buôn bán các bộ phận cơ thể tê tê, trong khi các trang web địa phương lại đăng tải thông tin bán tê tê con có giá 80.000 Ru-pi (570 USD). WWF thông báo cho chính quyền về những cửa hàng này, chúng hoạt động thoắt ẩn thoắt hiện, một phần cũng bởi sự thực thi luật pháp yếu kém của luật bảo vệ động vật Pakistan. 

Tác động của số lượng tê tê bị suy giảm đã bắt đầu hiện ra rõ nét ở Pakistan. Theo đó, chỉ cần lái xe về hướng Tây Nam từ thủ đô Islamabad tiến về phía huyện Fateh Jang – một khu vực dài 90 dặm và rộng 35 dặm nơi được mệnh danh là “biển rừng” với diện tích rừng già bao phủ khắp nơi - ông Safwan Shahab, một nhà Động vật học của PWF phàn nàn: “Lũ mối đang gặm nhấm các cánh rừng của chúng tôi và dân số tê tê đang suy giảm, nấm mộ khổng lồ đang dần hình thành”. Sự vắng mặt của bất kỳ hành động phối hợp nào trong vấn đề bảo tồn tê tê, thậm chí ngay trong cộng đồng bảo tồn, là một thách thức lớn. Ông Safwan Shahab cảnh báo: “Không có sự thống nhất trong cộng đồng khoa học Pakistan và đó là lý do vì sao thảm họa đang là nhãn tiền”. Mặc dù vậy, nó vẫn không hề làm chặn đứng các nỗ lực hình thành nên phong trào bảo vệ tê tê bao gồm việc trang bị cho các công dân rẻ thứ công cụ đầu tiên mà họ cần: giáo dục về tê tê.

img

Con tê tê được cột trong ngôi nhà của ông Shaukat Akash. Ảnh nguồn: Shaukat Akash 

GIÁO DỤC HỌC SINH BẢO VỆ TÊ TÊ

Nhà làm phim Muhammad Ali Ijaz đã bấm máy cho bộ phim tài liệu dài 14 phút ở Kashmir, nơi ông ở cùng với một điền chủ vốn từng làm nhân viên bảo vệ tê tê trong vùng. Mặc ông điền chủ hết lời van lơn dừng bắn giết tê tê, dân làng ở đó vẫn bỏ ngoài tai, trong quan niệm của họ cho rằng tê tê chỉ mang lại xui xẻo. Thế rồi vào một ngày nọ, nhà làm phim Ijaz đã tập hợp cánh đàn ông trong làng và cho họ xem bộ phim tài liệu mà ông đã quay về công tác bảo vệ loài tê tê. Đoạn đàm thoại trong phim từ loài kền kền đã chuyển hướng sang tê tê. Nhà làm phim Ijaz kể: “Nhiều người trong cánh dân làng nói rằng hàng xóm của họ từng đi săn tê tê và kiếm chác tới 10.000 Ru-pi (70 USD) trong vai trò môi giới. Ông Ijaz nghĩ rằng dân làng đang bắt đầu nói về bản thân họ, và cuộc đàm thoại mới chỉ bắt đầu.

Ông Ijaz hy vọng rằng sẽ có thêm nhiều buổi chiếu phim tài liệu về tê tê, hiện ông đã bắt đầu các suất chiếu như thế tại 4 trường học ở Lahore. Nhà làm phim Ijaz nghĩ rằng “99% trẻ em và người lớn khi coi phim hoàn toàn không hiểu gì về tê tê. Loài thú này thường sống trong các môi trường rừng rú thôn dã và hiện đang đi lạc vào môi trường đô thị do hệ quả của sự xâm lấn của con người vào môi trường sống tự nhiên của loài động vật này. Ông Ijaz kể: “Mỗi khi bộ phim kết thúc, tôi thường nói với khán giả rằng chứ nên sợ tê tê. Có tê tê sinh sống trong môi trường của chúng ta thì rất có lợi, bởi vì chúng kiểm soát sự ổn định dân số của kiến và côn trùng”. Các chuyên gia hy vọng rằng giáo dục sẽ được xem như là một thứ chất xúc tác giúp cho lớp trẻ Pakistan nâng cao ý thức bảo tồn môi trường. Và ngay tức khắc nó sẽ giúp cứu sống loài tê tê. Cũng nhờ được giáo dục ý thức về môi trường mà ở Taxila, ông Akash luôn tỏ ra sốt sắng để cứu sống tê tê khi có đám đông tìm cách đánh đập loài thú này.