Chiếc valy hạt nhân màu đen bí ẩn.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đến Việt Nam dự hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên từ 26.2. Chiếc valy hạt nhân nổi tiếng luôn đi theo tổng thống Mỹ trong các chuyến công du nước ngoài và lần này cũng không phải ngoại lệ.
Theo Smithsonian, valy hạt nhân là thứ gần nhất với biểu tượng vương miện và quyền trượng thời trung cổ. Nó luôn theo sát Tổng thống Mỹ mọi nơi, mọi lúc và được coi là thiết bị mang sức mạnh tối thượng.
Được biết đến là “chiếc cặp khẩn cấp của tổng thống” hay còn gọi là “quả bóng hạt nhân”, valy màu đen là thiết bị xách tay với phần khung nhôm và vỏ ngoài bọc da.
“Chúng ta nhắc đến một thứ thể hiện sức mạnh quân sự tối thượng, mang biểu tượng gắn liền với các tổng thống Mỹ”, người trông coi bảo tàng lịch sử Smithsonian, Harry Rubenstein nói. Bảo tàng này hiện đang trưng bày một chiếc valy hạt nhân không còn được sử dụng.
Trái với quan niệm thường thấy, valy hạt nhân không chứa nút bấm hạt nhân màu đỏ để kích hoạt chiến tranh hạt nhân. Mục đích chính của nó là để xác nhận danh tính tổng thống, cho phép tổng thống Mỹ liên lạc với trung tâm chỉ huy quân đội quốc gia ở Lầu Năm Góc.
Valy hạt nhân giúp tổng thống Mỹ liên lạc với trung tâm chỉ huy kho vũ khí hạt nhân.
Cơ quan này có nhiệm vụ giám sát kho vũ khí hạt nhân Mỹ trên toàn cầu và phản ứng nếu chiến tranh hạt nhân nổ ra.
Bên trong valy hạt nhân có các lựa chọn để tổng thống Mỹ quyết định đòn tấn công đáp trả. Nguồn gốc của valy hạt nhân có từ thời Khủng hoảng Tên lửa Cuba năm 1962.
Mối lo ngại của John F. Kennedy dần hình thành nên ý tưởng về chiếc valy hạt nhân. “Tôi sẽ nói gì để phóng tên lửa hạt nhân ngay lập tức. Làm cách nào để người nhận mệnh lệnh biết đó là tổng thống ra lệnh?”
Theo cựu bộ trưởng quốc phòng Mỹ Robert S. McNamara, cụm từ “quả bóng hạt nhân” xuất phát từ tên một kế hoạch chiến tranh hạt nhân có tên là Dropkick (cú đá bóng bật nẩy).
Valy hạt nhân có từ thời cố Tổng thống Mỹ John F. Kennedy.
Lần đầu valy hạt nhân xuất hiện là vào ngày 10.5.1963 và kể từ đó, nó trở thành tiêu chuẩn trong mọi chuyến công du của tổng thống Mỹ. Năm 1988, Tổng thống Mỹ khi đó là Ronald Reagan đến thăm Liên Xô và xuất hiện trên Quảng trường Đỏ cùng valy hạt nhân.
Trải qua các đời tổng thống Mỹ, valy hạt nhân được sửa đổi để phù hợp nhu cầu, mục đích sử dụng của tổng thống. Tổng thống Mỹ Jimmy Carter từng là một sỹ quan tàu ngầm nên muốn kế hoạch tấn công hạt nhân trong valy đơn giản nhất có thể.
Đến thời Bill Clinton, valy hạt nhân có các lựa chọn A, lựa chọn B cho tổng thống dễ xem xét.
Theo yêu cầu, trợ lý cầm valy hạt nhân cần phải theo sát tổng thống Mỹ mọi lúc mọi nơi, còn tổng thống Mỹ cần phải nhớ mật mã của mình.
Trong quá khứ, ông Clinton từng quên mật mã. Trong một sự cố năm 1981, sỹ quan cầm valy hạt nhân mất dấu Tổng thống Mỹ Ronald Reagan, khi ông được chuyển đến bệnh viện sau âm mưu ám sát bất thành.
Vali hạt nhân là biểu tượng của quyền lực và trách nhiệm quân sự đối với tổng thống Mỹ. Nó luôn theo chân ông chủ...