Dân Việt

Hiến kế nâng tầm giá trị đặc sản nông nghiệp Sơn La

Trần Quang 26/02/2019 13:15 GMT+7
Ngày 24.2, đoàn công tác gồm lãnh đạo Thường trực T.Ư Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) và lãnh đạo Tập đoàn Nông nghiệp Vạn Thịnh Phát, Công ty CP Đầu tư và Phát triển Sunny World bắt đầu chuyến đi khảo sát, nghiên cứu nông nghiệp, các đặc sản nông nghiệp tại 3 tỉnh Sơn La, Yên Bái, Lào Cai. Đồng chí Thào Xuân Sùng - Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Ban chấp hành T.Ư Hội NDVN làm trưởng đoàn

Vùng nông nghiệp độc đáo

Địa điểm đầu tiên mà đoàn công tác đến là cao nguyên Mộc Châu (Sơn La), một cao nguyên rộng lớn được thiên nhiên ban tặng cho kiểu khí hậu ôn đới rất đặc trưng ở Việt Nam. Tại đây, các cán bộ của đoàn công tác lần lượt khảo sát, nghiên cứu các sản phẩm đặc sản của như chè, bò sữa, du lịch sinh thái...

Là lãnh đạo đơn vị sản xuất chè đặc sản lớn của Sơn La, ông Vũ Hồng Khanh - Phó Tổng Giám đốc Công ty chè Mộc Châu cho hay: Hiện, công ty  canh tác khoảng 593ha chè Shan tuyết với 2 nhà máy chế biến có công suất 180 tấn búp tươi/ngày.

"Với việc sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP và chuẩn quốc tế, sản phẩm chè của đơn vị đã được lần lượt xuất khẩu được sang các thị trường khó tính như Đài Loan, các nước Trung Đông..., trong đó thị trường Đài Loan chiếm khoảng trên 50% sản lượng (khoảng 1.000 tấn/năm)"- ông Khanh nói.

img

Đồng chí Thào Xuân Sùng cùng các cán bộ đoàn công tác thăm quan, khảo sát khu trồng dâu tây công nghệ cao ở Mộc Châu (Sơn La).  ảnh: Trần Quang

Theo ông Khanh, điều mà Công ty chè Mộc Châu cảm thấy tâm đắc nhất là đến nay đã thay đổi dần được tư duy, thói quen sản xuất của bà con từ việc canh tác manh mún, tự phát lên sản xuất bài bản, sạch hơn. Đến nay, nhiều hộ do có nhiều nỗ lực, sáng tạo nên năng suất ngày một nâng cao hơn có thu hoạch trên 350kg đến 400kg/ha.

"Chúng tôi đã thành lập 10 tổ bảo vệ thực vật (chuyên xử lý, phun thuốc) với chế độ đặc biệt và bảo hộ hiện đại, an toàn, người dân chỉ việc tham gia giám sát. Nhờ thế, bà con không bị ảnh hưởng sức khỏe mà thu nhập vẫn đảm bảo, nên mọi người rất phấn khởi và yên tâm sản xuất”- ông Khanh chia sẻ.

Cũng theo ông Khanh, do có khí hậu đặc trưng, cùng với việc sản xuất bài bản nên sản phẩm chè của Mộc Châu 

Theo khảo sát của đoàn, hiện nay việc phát triển du lịch sinh thái ở Mộc Châu, Sơn La đã có kết quả bước đầu, tuy nhiên còn nhỏ lẻ, nên trong thời gian tới địa phương cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động này, nhất là các dịch vụ đi kèm. Bên cạnh đó, tỉnh cần nghiên cứu tổ chức thêm các lễ hội như lễ hội chè, lễ hội rau, trái cây, lễ hội ẩm thực... để thu hút thêm nhiều du khách tới tham quan, nghỉ dưỡng...”.
Đồng chí Thào Xuân Sùng

đang được bạn hàng đánh giá rất cao, cho thấy tiềm năng của loại nông đặc sản này còn rất lớn. "Sắp tới, cùng với việc hoàn thiện hồ sơ công nhận diện tích chè còn lại đạt chuẩn quốc tế, chúng tôi tiếp tục đầu tư thêm nhà máy mới và dây chuyên máy móc hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm hướng tới nâng cao sản lượng xuất khẩu sang các thị trường khó tính khác"- ông Khanh khẳng định.

Bên cạnh sản phẩm chè, Mộc Châu cũng rất nổi với nghề chăn nuôi bò sữa. Ông Hà Chung Chiến - Bí thư Huyện ủy Mộc Châu cho hay: Nhờ nghề nuôi bò sữa mà hàng trăm nông dân ở cao nguyên này đã đổi đời trở thành các tỷ phú. "Mới đây theo thống kê toàn huyện có gần 200 tỷ phú (chiếm 2/3 số lượng tỷ phú ở Sơn La), trong đó có hộ cho thu nhập hàng chục tỷ đồng/năm"- ông Chiến thông tin.

Dù tiềm năng chăn nuôi bò sữa còn rất lớn, song ông Chiến và lãnh đạo Công ty CP Giống bò sữa Mộc Châu rất trăn trở về việc nhân rộng đàn bò. "Toàn huyện hiện có khoảng 25.000 con bò sữa với gần 600 hộ nuôi, nhưng diện tích chỉ có khoảng 1.000ha. Trước thực trạng thiếu mặt bằng, đất đai, hiện chúng tôi rất mong Trung ương và tỉnh hỗ trợ để tiếp tục mở rộng địa bàn chăn nuôi ra các huyện khác nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và giúp nông dân vùng khác cùng làm giàu"-ông Chiến kiến nghị.

Cần đa dạng loại hình sản xuất

Ngoài các mô hình sản xuất, trồng trọt, trong ngày 24.2, đoàn công tác cũng đến khảo sát một số mô hình sản xuất kết hợp với phát triển du lịch sinh thái ở Sơn La. Ông Hoàng Công Chất  - Bí thư Tỉnh ủy Sơn La cho hay: Là tỉnh miền núi nhưng Sơn La cũng có nhiều lợi thế nhất định để phát triển sản xuất nông nghiệp, nhất là các sản phẩm nông sản đặc sản.

Ông Chất cho biết thêm, để nâng cao giá trị sản phẩm, trong thời gian vừa qua tỉnh đã chủ động và tích cực trong việc xây dựng thương hiệu và chuỗi cung ứng sản phẩm an toàn. Bằng chứng là đến hết năm 2018, tỉnh đã xây dựng được 61 chuỗi rau quả, thủy sản an toàn và 16 sản phẩm được cấp văn bằng bảo hộ trong nước và quốc tế.

"Thành tích là như vậy nhưng sản phẩm của tỉnh vẫn chưa xuất khẩu được nhiều nên trong thời gian tới rất mong T.Ư Hội ND Việt Nam kết nối và cần thêm các doanh nghiệp lớn  đầu tư sâu vào chế biến, đặc biệt là các sản phẩm rau, quả, chè... nhằm tăng lượng sản phẩm xuất khẩu, giúp nâng cao thu nhập cho bà con"- ông Chất nhấn mạnh.

Làm việc với lãnh đạo địa phương, đồng chí Thào Xuân Sùng và các thành viên của đoàn công tác đánh giá rất cao các kết quả sản xuất nông nghiệp mà huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La đã làm được trong thời gian vừa qua.

"Chúng tôi thực sự ấn tượng với nhiều cách làm hay của địa phương, trong đó nổi bật là việc phát triển chăn nuôi 

Chuyến công tác của đoàn Thường trực T.Ư Hội NDVN, Tập đoàn Nông nghiệp Vạn Thịnh Phát, Công ty CP Đầu tư và Phát triển Sunny World  nhằm phối hợp với chính quyền các địa phương và bà con tổ chức đầu tư nguồn lực thực hiện các chương trình, dự án về sản xuất sản phẩm nông nghiệp đặc sản giúp nâng cao thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo cho đồng bào ở các tỉnh Tây Bắc.

bò sữa theo nông hộ và mô hình bảo hiểm nông nghiệp ở đây rất độc đáo, rất đáng để các tỉnh, thành trong cả nước học hỏi và làm theo"- đồng chí Thào Xuân Sùng nói.

Tuy nhiên, người đứng đầu T.Ư Hội NDVN lưu ý tỉnh Sơn La nói chung và huyện Mộc Châu nói chung cần tập trung đầu tư vào chất lượng và đa dạng các loại hình sản xuất. "Là vùng "độc quyền" về khí hậu, thổ nhưỡng nên riêng huyện Mộc Châu cần tiếp tục nghiên cứu đầu tư áp dụng công nghệ cao và đầu tư có chiều sâu vào chế biến và xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm để tiến tới xuất khẩu"- đồng chí Thào Xuân Sùng nói.

Bên cạnh việc sản xuất, đồng chí Thào Xuân Sùng đề nghị tỉnh Sơn La cần chú trọng thêm vào phát triển du lịch nông nghiệp, du lịch sinh thái nhằm đẩy mạnh quảng bá sản phẩm của địa phương cũng như giúp tăng thu nhập cho người dân.