Hai nhà lãnh đạo đều đứng thẳng và bước những bước dài vừa phải.
Hội nghị thượng đỉnh lần 2 giữa Tổng thống Mỹ và lãnh đạo Triều Tiên được tổ chức tại Hà Nội ngày 27-28/2 đang nhận được sự quan tâm của rất nhiều quốc gia trên thế giới. Ngoài nội dung được trông đợi xoay quanh vấn đề hạt nhân và tuyên bố chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên, các vấn đề bên lề như ngôn ngữ cơ thể mà hai nhà lãnh đạo sử dụng tại cuộc gặp cũng là một chủ đề thú vị được quan tâm.
Các chuyên gia trong lĩnh vực ngôn ngữ cơ thể cũng từng đưa ra những phân tích về ý nghĩa của các cử chỉ này tại cuộc gặp Mỹ-Triều lần đầu tại Singapore năm ngoái.
Bước vào
Tại hội nghị thượng đỉnh lần thứ nhất ở Singapore, cả hai nhà lãnh đạo đều bước vào mà không cười.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un xuất hiện ở hội nghị thượng đỉnh lúc 9 giờ kém vài phút với khuôn mặt không để lộ cảm xúc, tay cầm theo một cuốn sổ.
“Việc ông Kim Jong Un tự cầm cuốn sổ mà không nhờ cấp dưới làm việc này cho thấy ông đã chuẩn bị cho bài phát biểu ở cuộc gặp mặt”, Patti Wood, chuyên gia về ngôn ngữ cơ thể của Mỹ nhận định.
Năm phút sau, Tổng thống Mỹ Donald Trump bước ra từ chiếc xe chống đạn biệt danh là “Quái thú” của mình, và không cầm gì trên tay.
Wood cho biết việc đến đúng giờ là điều không bình thường đối với Tổng thống Mỹ, người đã khiến các nhà lãnh đạo chờ đợi hai lần tại hội nghị thượng đỉnh L7 trước đó.
“Nếu đến sớm có nghĩa là sự kiện đó rất quan trọng”, cô nói.
Hai nhà lãnh đạo bước chậm rãi về phía nhau và bắt tay dài trong khoảng 9 giây rồi cùng chụp ảnh trước 6 lá cờ của Triều Tiên và 6 lá cờ Mỹ.
Chuyên gia về ngôn ngữ cơ thể người Úc Allan Pease cho biết cả hai đều đứng thẳng và bước những bước dài vừa phải.
Ông Donald Trump là người chủ động bắt tay trước
Bắt tay
Các nhà lãnh đạo đã đến sân khấu cùng một lúc, nhưng ông Trump là người chủ động bắt tay trước.
Đây là một khoảnh khắc được chờ đợi ở hội nghị thượng đỉnh Singapore, South China Morning Post đưa tin.
Phong cách bắt tay thể hiện quyền lực quen thuộc của Donald Trump thường là “nắm tay và ấn xuống”. Điều này đã được nhìn thấy trong cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron năm 2017 và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vào tháng 4/2018. Mặc dù không sử dụng kiểu bắt tay này khi gặp lãnh đạo Triều Tiên tại hội nghị thượng đỉnh ở Singapore, ông Trump vẫn có những cử chỉ thể hiện quyền lực của mình.
“Sau khi bắt tay, ông Trump vỗ nhẹ vào phía trên cánh tay của nhà lãnh đạo Triều Tiên. Đây được gọi là cái bắt tay của chính trị gia nhằm thể hiện sự thống trị”, Wood nói.
Ông đã thực hiện hành động này nhiều lần, không phải để biểu thị sự ấm áp mà là “thể hiện sức mạnh và mong muốn kiểm soát của cuộc họp” của Tổng thống Mỹ.
Các nhà ngoại giao Mỹ được đào tạo để không thực hiện các cử chỉ quá mạnh vì đó là dấu hiệu của sự thiếu tôn trọng, nhưng Trump được biết đến là một người phá vỡ quy tắc trong hành vi phi ngôn ngữ của mình.
Ông Trump rất nhiều lần vỗ nhẹ vào phía trên cánh tay của nhà lãnh đạo Triều Tiên.
Ông Kim Jong Un đã cố gắng giữ khoảng cách với Tổng thống Mỹ trong một cái bắt tay dài 9 giây, theo Tiến sĩ Leow Chee Seng, đồng sáng lập của Humanology, một tổ chức nghiên cứu, tư vấn và đào tạo chuyên về thái độ và hành vi, có trụ sở tại Kuala Lumpur (Malaysia).
“Ông không muốn chịu đựng áp lực mà Donald Trump đang truyền đạt qua ngôn ngữ cơ thể”, ông Le Leow nói. Do đó, Ông Kim Jong Un đã bá nhẹ lên vai Tổng thống Mỹ để ra hiệu cho Donald Trump rằng “ông cần lắng nghe tôi”.
Cả hai đều tránh bị người kia kiểm soát, Pease nói.
Phía sau nụ cười
Sau khi chụp ảnh và trò chuyện bên lề, ông Kim Jong Un nở nụ cười đầu tiên.
Trong văn hóa Triều Tiên, nụ cười có nhiều khả năng được dùng để che đậy cảm xúc thật, thể hiện sự trung tính và lịch sự hơn là một biểu hiện của hạnh phúc, Wood nói.
Việc lãnh đạo Triều Tiên nghiêng sang một bên có thể là dấu hiệu của sự chưa thoải mái
Cười to không phải lúc nào cũng được coi là một điều tích cực ở Triều Tiên và trong một số trường hợp có thể được xem là sự thừa nhận tội lỗi hoặc dại dột. Điều này trái ngược với văn hóa Mỹ.
Thái độ của ông Kim Jong Un trong hội nghị thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ dường như khác với cuộc gặp Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in vào tháng 4/2018, khi ông dường như thư thái và nở nhiều nụ cười.
Ông Trump có vẻ chủ động và thoải mái hơn. Tổng thống mỉm cười và nheo mắt như vẫn thường làm, Wood nói.
“Khi đi đến phòng họp, cả hai chính trị gia đều cố gắng chiếm ưu thế và sức mạnh bằng cách vung tay để tăng không gian xung quanh mình khi đi bộ”, ông Le Leow nói.
Ông Trump “đẩy” ông Kim vào phòng “một cách hơi mạnh”. Điều này một lần nữa cho thấy ông muốn kiểm soát tình hình, Le Leow nói thêm.
Tổng thống Mỹ ngồi với hai tay trong tư thế “gác chuông”, thể hiện sự tự tin về thương hiệu của mình, Pease và Leow cùng nhận định.
Trong khi đó, nhà lãnh đạo Triều Tiên mở rộng chân khi ngồi cho thấy sự tự tin. Tuy nhiên việc ông Kim xoa 2 tay vào nhau và nghiêng sang một bên có thể là dấu hiệu của sự chưa thoải mái, Leow nói. Tay ông cũng có lúc nắm chặt trên ghế.
Theo văn hóa Triều Tiên, nhìn thẳng vào mắt người lớn tuổi hoặc cấp trên là điều không lịch sự
Nhìn thẳng vào mắt
Trong khi bắt tay và ngồi nói chuyện, ông Donald Trump dường như nhìn chằm chằm vào ông Kim Jong Un còn nhà lãnh đạo Triều Tiên quay mặt đi rồi quay lại nhìn Tổng thống Mỹ. Pease giải thích rằng đó là do sự khác biệt về văn hóa giữa hai quốc gia.
Ở các nước phương Tây, việc không nhìn vào mắt ai đó khi nói chuyện là hành động không lịch sự. Tuy nhiên, theo văn hóa Triều Tiên, nhìn thẳng vào mắt người lớn tuổi hoặc cấp trên là điều không lịch sự. Ông Kim cũng thể hiện phép lịch sự này với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in năm ngoái.
Hai nhà lãnh đạo có phong cách thời trang khác biệt nhưng có một điểm chung là luôn được dư luận rất chú ý.