Anh Nguyễn Hữu Hoa (sinh 1975) ở TP. Quảng Ngãi kể: "Sau khi nghe và đến tận nơi tìm hiểu mô hình nuôi cá tầm thành công ở tại huyện miền núi Sơn Tây, nhận thấy khu vực suối Chí có điều kiện tự nhiên khá thích hợp, nên anh nảy sinh ý tưởng đưa loài cá này về đây nuôi thí điểm để phát triển kinh tế".
Suối Chí, huyện Nghĩa Hành, nơi anh Hoa chọn nuôi cá tầm xứ lạnh.
Theo đó, trong khuôn viên dọc theo suối Chí rộng khoảng 30 ha đã được cấp phép cho thuê phát triển du lịch, vào cuối năm 2018, anh Hoa chọn điểm mát và thuận lợi nhất để đào và lót bạt làm ao tạm. Đồng thời xây hồ thả 80 con cá tầm lớn có trọng lượng từ 7-10 kg/con, mua với giá 200.000 đồng/kg để thả nuôi.
Một điểm nuôi thí điểm.
Kiểm tra cá tầm nuôi tại nơi mới.
Theo anh Hoa, việc nuôi vừa thí điểm để nhân rộng phát triển kinh tế; đồng thời đây cũng là khu vực phát triển du lịch, nên thả nuôi loại có kích cỡ lớn sẽ tạo thêm điểm nhấn cho khách đến đây vui chơi và xem, lợi cả đôi đường.
Cùng với nuôi vừa thí điểm để nhân rộng phát triển kinh tế; anh Hoa còn thả một số cá tầm vào hồ, nuôi chung với cá Koi tạo thêm điểm nhấn cho khách đến suối Chí vui chơi và xem
Nhìn những chú cá tầm đen bóng, to bằng bắp chân người lớn, dài gần nửa mét bơi dưới hồ, chị Nghiêm Thị Hà (35 tuổi), một du khách ở TP.Quảng Ngãi thích thú bày tỏ: "Đã nghe nói nhiều nhưng đây là lần đầu tiên tận mắt thấy loài cá này ở ngay đồng bằng, thật khó mà tin được".
Nhận thấy toàn bộ số cá thả thích ứng và phát triển tốt, anh Hoa đầu tư hàng chục triệu đồng đào ao kiên cố trên 500m2, mở rộng phát triển việc nuôi cá tầm con.
Sau thời gian nuôi tại khu vực suối Chí, nhận thấy toàn bộ số cá thả thích ứng và phát triển tốt nên anh Hoa quyết định tiếp tục đầu tư hàng chục triệu đồng đào ao kiên cố trên 500m2, mở rộng phát triển việc nuôi cá tầm con. Đến thời điểm này, anh Hoa là người đầu tiên đưa cá tầm về đồng bằng và là thứ hai ở Quảng Ngãi nuôi thành công con vật này.