Dân Việt

Chiến tranh hạt nhân Ấn Độ-Pakistan có thể “ngăn Trái đất ấm lên”?

Đăng Nguyễn - Daily Star 01/03/2019 17:55 GMT+7
Căng thẳng leo thang giữa Ấn Độ và Pakistan khiến các chuyên gia lo ngại vì hai quốc gia này đều sở hữu vũ khí hạt nhân, nhưng vẫn còn điều bất ngờ đằng sau.

img

Chiến tranh hạt nhân luôn là điều tồi tệ với nhân loại.

Theo Daily Star, một bài viết gây tranh cãi trên tờ Washington Examiner nói rằng, chiến tranh hạt nhân quy mô nhỏ giữa Pakistan và Ấn Độ có thể đem đến hệ quả bất ngờ với Trái đất.

Tác giả bài viết viện dẫn nghiên cứu của các chuyên gia NASA, rằng chiến tranh hạt nhân có thể đảo ngược hiện tượng ấm lên toàn cầu, thậm chí còn làm Trái đất lạnh đi.

Năm 2011, các nhà nghiên cứu NASA dự đoán về những gì xảy ra với Trái đất sau khi bom hạt nhân mạnh gấp 100 lần quả bom nguyên tử Mỹ thả xuống Hiroshima, Nhật Bản, được kích hoạt.

Các nhà nghiên cứu NASA nói lượng carbon đen tỏa ra từ vụ nổ bom hạt nhân có thể hấp thụ bức xạ Mặt trời, làm Trái đất dịu mát trong một khoảng thời gian nhất định.

Nghiên cứu ước tính nhiệt độ có thể giảm 1 độ C trong 3 năm và dần dần mới ấm trở lại trong vòng một thập kỷ sau đó.

Nhưng điều đó không có nghĩa là chiến tranh hạt nhân không gây ra thảm họa. Nông nghiệp là lĩnh vực chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi hiện tượng Trái đất lạnh đi, mưa ít hơn và bức xạ Mặt trời chiếu xuống Trái đất cũng ít hơn.

Vấn đề này xảy ra trong thời gian dài có thể dẫn đến nạn đói toàn cầu. Nói cách khác, chiến tranh hạt nhân luôn là điều tồi tệ mà các quốc gia cần phải tránh, theo Daily Star.

Đọ sức mạnh hai cường quốc hạt nhân Ấn Độ-Pakistan nếu chiến tranh nổ ra

Hai quốc gia láng giềng ở châu Á từng trải qua nhiều cuộc chiến tranh và mới đây nhất, 12 tiêm kích Ấn Độ đã tung đòn...