Những ngày này, dọc Quốc lộ 6 lên các bản làng vùng cao Tây Bắc, bên các triền đồi hay những thung lũng nơi có những thửa ruộng bậc thang, đâu đâu cũng tấp nập những dòng người ra đồng ruộng cày bừa, cuốc đất, ke bờ, dẫn nước vào ruộng chuẩn bị cho vụ sản xuất mới. Mặc dù công việc khó khăn vất vả nhưng ở đó luôn hứa hẹn một mùa sản xuất bội thu đem lại cuộc sống no ấm.
Do điều kiện sống nên người dân vùng cao họ chỉ gieo trồng một vụ duy nhất trong năm và khi những cơn mưa đầu tiên của mùa hạ trút xuống cũng là lúc bà con dân tộc dẫn nước vào ruộng chuẩn bị cho vụ sản xuất mới.
Nước dẫn vào ruộng được lấy từ các khe suối, ao, hồ. Khi lượng nước đã đủ, người dân tranh thủ gieo cấy.
Những thửa ruộng khô hạn giờ đã đầy ắp nước, người dân tranh thủ cày xới đất, làm sạch cỏ để cấy mạ. Khác trước đây, người dân dùng trâu cày, sức người cuốc đất thì nay dùng bằng máy cày thay thế, công việc nhanh và thuận lợi hơn.
Trân khắp các cánh đồng vùng cao Tây Bắc những ngày này luôn tấp nập người tay cuốc, tay cày, người cấy lúa, công việc được làm khẩn trương.
Tranh thủ thời tiết thuận nợi người dân tranh thủ ra ruộng làm đất, dẫn nước vào ruộng chuẩn bị cho vụ sản xuất mới.
Anh Hà Văn Giót, ở Bản Đúc (xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) cho biết: Đất phải được cày sâu, bừa kỹ, sạch cỏ dại, bón đủ lượng phân bón lót theo yêu cầu và san phẳng mặt ruộng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cây lúa sinh trưởng, phát triển đồng đều. Đất phải đủ độ nhuyễn để có lớp bùn bao phủ trên mặt ruộng để cho mầm mạ dễ bám, có đủ độ ẩm cần thiết cho mầm mạ sinh trưởng, phát triển tốt.
Hiện nay, trên khắp các cánh đồng vùng cao Tây Bắc, bà con đang khẩn trương cày bừa làm đất gieo cấy lúa.
Đồng bào các dân tộc vùng cao đang cần mẫn cấy lúa.
Khi nước dẫn về ruộng vừa đủ người dân bắt đầu xuống cấy
Từng thửa ruộng xanh ngút tầm mắt bắt đầu hiện ra