Dân Việt

Trùng hợp lạ kỳ giữa hai nàng công chúa nức danh sử Việt

Lê Thái Dũng 03/03/2019 11:00 GMT+7
Ít được biết đến hơn, nhưng số phận của công chúa Cảo Nương lại có những điều trùng hợp lạ kỳ với công chúa Mỵ Châu, con gái An Dương Vương.

Con gái yêu của Triệu Việt Vương

Theo chính sử, công chúa Cảo Nương là con gái của Triệu Việt Vương nhưng mẹ nàng là ai thì không thấy nhắc đến. Trong Thái Bình tỉnh thần tích có viết về vợ chồng ông Cao Thanh ở trang Nam Ьường, phủ Kiến Xương (nay thuộc xã Nam Cao, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình), sinh được ba người con gái tên là Huệ Nư¬ơng, Thục Nư¬ơng, Tân N¬ương. Lớn lên, ba người đều trở thành những thiếu nữ xinh đẹp, được Triệu Việt Vương đón vào cung phong làm đệ nhất, đệ nhị và đệ tam cung phi; một năm sau Huệ N¬ương sinh hạ một người con gái được phong là Cảo Nư¬ơng công chúa.

Bản thần tích làng Khúc Lộng (xã Vĩnh Khúc, huyện Văn Giang, Hưng Yên) thì cho biết xưa kia Khúc Lộng có có gia đình ông Bạch Sùng Công sinh được ba người con gái đặt tên là Châu Nương, Bảo Nương và Bạch Nương.

Đến tuổi trưởng thành, ba cô gái mặt đẹp như hoa, da trắng như ngọc, mắt sáng như sao và nổi tiếng thùy mị nết na, hiếu thảo. Một năm, ba chị em đi chơi hội chùa Phật Tích, tình cờ Triệu Việt Vương cũng ngự giá du xuân, trông thấy dung mạo xinh đẹp lấy làm yêu mến, đem sính lễ đến hỏi cưới đưa về cung phong Châu Nương là Hoàng Bà Châu thái Qúy phi, Bảo Nương là Bảo Thọ Bà Qúy phi, Bạch Nương là Bạch Sam Hộ Qúy phi. Một, hai năm sau, Châu Nương sinh hạ được một người con gái nhan sắc lộng lẫy giống như mẹ và hai dì, đặt tên là Cảo Nương, được Triệu Việt Vương coi như ngọc như ngà, yêu mến vô cùng.

Còn bản Triệu Vương ngọc phả thì lại cho biết thông tin khác nhưng có chi tiết rõ ràng hơn, theo đó Triệu Việt Vương có một phi tần tên là Phạm Thị Bình, sinh ra “Nga Nữ Tiên Nương … vào ngày 7.2. Khi sinh, nàng là người dung nhan tuyệt đỉnh, yểu điệu phương phi, dáng vẻ trang nghiêm diễm lệ. Sắc đẹp tựa ánh trăng bên hồ, my loan nguyệt thẹn, mắt tựa sương thu, da trắng như tuyết, so hoa hoa thẹn, ví ngọc ngọc hờn. Xứng danh là bậc thiên hương quốc sắc. Nàng húy là Nga, sau đổi tên chữ là Quả Nương”, sau Lý Phật Tử sai con trai là Nhã Lang tới cầu hôn, Triệu Việt Vương đồng ý cho Nga Nữ về làm con dâu nhà họ Lý.

Như vậy Nga Nữ Tiên Nương hay Quả Nương chính là công chúa Cảo Nương, người mà sử sách thường nhắc đến.

img

Cha con Triệu Việt Vương bên bờ biển Đại Nha (Hình minh họa – Nguồn: nsdinhti). 

Sự trùng hợp lạ kỳ của hai nàng công chúa

Chuyện xưa kể rằng, Triệu Đà đem quân xâm lược nhưng vì An Dương Vương có “nỏ thần” nên không thể đánh lại bèn dùng mưu kế cho con trai là Trọng Thủy sang cầu hôn công chúa Mỵ Châu, xin làm rể nước Âu Lạc. Lợi dụng sự chủ quan của An Dương Vương, sự cả tin của Mỵ Châu, Trọng Thủy đã đánh tráo lẫy “nỏ thần” rồi cùng cha bất ngờ đem quân đánh An Dương Vương.

img

Tranh minh họa công chúa Mỵ Châu. Ảnh: Khamphatre.com.

Trên đường chạy giặc, công chúa Mỵ Châu vẫn thơ ngây rắc lông ngỗng làm dấu cho chồng đuổi theo. Khi đến chân núi Mộ Dạ thì cùng đường, An Dương Vương đã gọi thần Kim Quy cứu giúp, thần nổi lên khỏi mặt nước mà nói rằng: “Giặc ở sau lưng nhà vua đó!”. Nhìn thấy dấu lông ngỗng, còn ở phía xa xa bóng giặc đang đến gần, nhà vua nổi giận rút gươm chém con gái rồi nhảy xuống biển tự vẫn.

Tiếp nối sai lầm của An Dương Vương, mấy trăm năm sau, vì tranh chấp quyền bính trong nội bộ tướng lĩnh cũ của Lý Nam Đế nên năm Đinh Sửu (557), Lý Phật Tử đem quân đánh Triệu Việt Vương để giành ngôi vua. Liệu sức không thẳng được, Lý Phật Tử bèn dùng kế giả hòa hiếu làm thông gia, cho con trai là Nhã Lang kết hôn với công chúa Cảo Nương con gái Triệu Quang Phục. Cảo Nương cũng vì tin chồng mà cho Nhã Lang xem chiếc mũ đâu mâu có gắn móng rồng thần - bí quyết thành công khi chinh chiến của cha mình.

Năm Tân Mão (571), Triệu Việt Vương bị Lý Phật Tử phụ lời thề giao kết, bất ngờ đem quân đánh. Ông yếu thế không thể chống được, bèn đem con gái Cảo Nương chạy tìm nơi ẩn náu, nhưng đến đâu cũng bị quân của Lý Phật Tử đuổi theo sát gót vì Cảo Nương lấy lông ngỗng trong chiếc gối quý của mình rắc làm dấu. Khi đến cửa biển Đại Nha (nay là cửa Liêu thuộc huyện Nghĩa Hưng, Nam Định) thì cùng đường, Triệu Việt Vương giết con gái rồi nhảy xuống biển tự vẫn.

Vậy là vết xe đổ cách xa nhau hàng trăm năm lại tái diễn như một màn kịch khác nhân vật nhưng cùng một nội dung. Sách Việt giám thông khảo tổng luận bình rằng: “Trước thì An Dương Vương, cậy có điềm móng rùa, sinh lòng trễ biếng mà nước bị diệt; sau thì Triệu Việt Vương cậy có điềm móng rồng, sinh lòng kiêu căng mà nước bị mất”.

Theo Triệu Vương ngọc phả thì khi sự việc xảy ra, Cảo Nương cùng vua tới cửa biển cầu khấn trời đất, xong tuẫn tiết, “Thượng đế thấy đây là người có tinh thần trong sáng nên cho làm công chúa thứ 3 của Thuỷ Tinh”.