Dân Việt

"Thầy giáo" dạy tiếng Hàn “bất đắc dĩ” ở thôn Đồi Lánh"

Như Hoa 09/03/2019 13:15 GMT+7
Đến thôn Đồi Lánh xã Đông Sơn, huyện Yên Thế (Bắc Giang) nói đến gia đình anh Phạm Văn Yên, Chi hội trưởng chi Hội Nông dân thôn và chị Quản Thị Chuyên - vợ anh thì từ các cháu học sinh đến người già, ai cũng biết. Bởi anh chị không chỉ làm kinh tế giỏi mà còn luôn gần gũi và giúp đỡ mọi người.

Bôn ba để tích lũy vốn sống

Chúng tôi cùng bà Lục Thị Lan - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Yên Thế đến thăm gia đình anh Yên gặp đúng lúc anh đang hướng dẫn tiếng Hàn Quốc cho người già, trẻ. Hỏi ra được biết, đây là lớp học miễn phí anh tổ chức tại nhà giúp cho các cháu có nhu cầu đi du học và hướng dẫn cho phụ huynh có con đi du học Hàn Quốc để tới đây sang thăm các cháu.

Lớp học tiếng Hàn của anh được mở từ tháng 6.2018. Ban đầu là hướng dẫn cho mấy người trong gia đình, rồi người nọ bảo người kia, đến giờ lớp có cả hàng chục người cả trong và ngoài xã. Thường thì một tuần anh Yên dạy 3 buổi, chủ yếu là buổi tối. Mọi người đến học anh Yên không hề thu bất cứ một khoản tiền nào. Không những vậy, anh còn giảng dạy rất nhiệt tình và chu đáo. Vì thế,  dù không có kiến thức về sư phạm nhưng cách truyền đạt mộc mạc của anh  vẫn khiến mọi người dễ hiểu, dễ nhớ.

img

Toàn cảnh một buổi lên lớp dạy tiếng Hàn miễn phí của chi hội trưởng nông dân Phạm Văn Yên (phải). ảnh: N.H

 Cháu Lê Văn Huy – 18 tuổi và anh Lê Văn Hoàng – 45 tuổi - thôn Cầu Tiến, xã Hương Vĩ phấn khởi cho biết: Tới đây, Huy sẽ sang du học tại Hàn Quốc với mong muốn theo đuổi chuyên ngành kỹ sư ôtô; còn anh Hoàng cũng tích cực học hỏi để tới đây sang thăm con du học tại Hàn.

Anh Yên chia sẻ: “Năm 1993, vừa tròn 20 tuổi tôi kết hôn với vợ tôi là Quản Thị Chuyên. Lúc đó, kinh tế gia đình rất khó khăn, vợ chồng tôi phải vào rừng phát bãi, trồng sắn mất 3 năm. Sau đó, tôi quay về đun vôi thủ công để bán kiếm tiền. Thấy cuộc sống quá khó khăn vất vả, tôi đã tìm hiểu con đường đi lao động xuất khẩu nước ngoài. Vì thời điểm đó phong trào xuất khẩu đi Hàn Quốc ở Bắc Giang vẫn chưa phát triển. Tìm được hướng đi mới, từ năm 1999 tôi quyết định tạm xa gia đình sang Hàn Quốc làm việc. Sau 8 năm (năm 2007) tôi về nước, làm phiên dịch cho các công ty nước ngoài ở Hải Phòng…”.

Sau 2 năm làm việc ở các công ty, năm 2009 anh quyết định về quê thôn Đồi Lánh, xã Đông Sơn (Yên Thế, Bắc Giang). Anh Yên cùng vợ đầu tư mở cửa hàng tạp phẩm, nuôi hàng trăm con lợn, mua ôtô tải chạy hàng; cùng lúc đó anh còn được nhân dân tín nhiệm bầu làm trưởng thôn từ 2009 – 2010.

Tuy nhiên làm nhiều nghề mà kinh tế vẫn không phát triển, một lần nữa anh bàn với vợ, lại tiếp tục lên đường. Chuyến này anh đi lao động xuất khẩu sang Nhật Bản từ 2011 – 2014. Sau hơn 3 năm lao động tại Nhật anh về nước và tiếp tục tìm hướng phát triển kinh tế cho gia đình.

Anh đầu tư 300 triệu đồng xây dựng để làm một trang trại nuôi 20 con lợn nái, số lợn con đẻ ra để lại nuôi hết. Tuy nhiên thời điểm đó giá lợn xuống thấp, thế là việc đầu tư nuôi lợn của anh bị thâm hụt vào vốn. Năm nay lợn được giá nên riêng tiền bán lợn thịt anh thu lãi 60 triệu đồng.

Chi hội trưởng giỏi giang

Cũng từ 2014, anh Yên đã nghiên cứu thị trường và tính toán cho việc trồng mía trên mảnh đất Đông Sơn. Từ trồng 1 mẫu mía ban đầu, đến nay anh đã phát triển diện tích lên 3ha mía.

Phương thức của anh là vận động các hộ cùng làm, nếu không cùng làm thì thực hiện dồn điền đổi thửa diện tích 

Hiện tại anh Phạm Văn yên làm Chi hội trưởng Chi hội nông dân thôn Đồi Lánh, xã Đông Sơn. Hàng năm tập thể chi hội và bản thân anh Yên đều được UBND huyện, Hội Nông dân huyện và UBND xã khen thưởng. Tháng 5.2018 anh được Chủ tịch UBND huyện khen thưởng “Có nhiều thành tích trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. 

cấy lúa 1 vụ không ăn chắc, hoặc trả thầu trực tiếp cho các hộ với mức 150kg thóc/sào/năm. Cùng với diện tích mía, anh còn trồng 6 sào khoai sọ. Theo anh Yên thì bình quân mỗi sào mía thu hoạch được 3,7 tấn – 4 tấn, nếu tốt thì cho năng suất 4,5 tấn/sào.

Do lấy giống mía chuẩn nên thị trường tiêu thụ mía của gia đình ở tận Quảng Ninh, Lạng Sơn về lấy hàng; còn một số anh cung cấp nội tuyến các xã phía đông của huyện để sản xuất nước mía. Theo giá thị trường, đầu vụ 3.300 đồng/kg, đến giữa vụ 3.500 đồng/kg, thời điểm cao nhất lên tới 4.500 đồng/kg. Với giá mía như vậy, anh Yên tính toán trừ chi phí còn thu lãi từ 350 – 400 triệu đồng/năm.

Anh Lưu Cẩm Tiên - Chủ tịch Hội Nông dân xã Đông Sơn cho biết: “Từ sản phẩm làm ra, mỗi năm gia đình anh Yên còn hỗ trợ cho các cháu học sinh uống nước mía miễn phí khoảng từ 5 - 7 triệu đồng. Nhân dịp địa phương tổ chức lễ hội, hay hoạt động hội họp của xã, thôn, nhà trường, có điều kiện là anh Yên đều tài trợ nước mía miễn phí”.

Hiện nay gia đình đang hỗ trợ toàn bộ giống mía cho các mô hình trồng mía của Hội ND xã Đông Sơn để phát triển nhân rộng, đồng thời bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho bà con hội viên, nông dân trên toàn xã. Thời điểm đi Nhật về anh còn tài trợ cho gần 20 cháu học sinh trong thôn thi đỗ vào các trường chuyên nghiệp từ trung cấp đến đại học, mỗi cháu tương đương 1 tấn thóc.