Dân Việt

Bước đột phá giúp hồi sinh voi ma mút thời tiền sử trên Trái đất

Đăng Nguyễn - Daily Star 13/03/2019 15:02 GMT+7
Các nhà khoa học được cho là đã có bước đột phá để “hồi sinh voi ma mút”, dù loài sinh vật đồ sộ này đã biến mất từ cách đây 3.600 năm.

img

Voi ma mút từng tồn tại trên Trái đất thời tiền sử.

Theo Daily Star, voi ma mút là một trong những sinh vật lớn nhất từng tồn tại trên Trái đất. Cá thể cuối cùng của loài voi này được cho là đã chết cách đây 3.600 năm.

Nhưng các nhà khoa học Nhật Bản tin rằng họ có thể giúp voi ma mút tái xuất trên Trái đất một lần nữa, sau khi đạt được bước tiến đột phá.

Các nhà khoa học lấy tủy xương và mô từ hài cốt của một con ma mút thời tiền sử tên Yuka. Con voi ma mút này bị đóng băng trong tình trạng nguyên vẹn ở Siberia cách đây 28.000 năm.

Các tế bào mô voi ma mút được tiêm trực tiếp vào tế bào chuột. Họ phát hiện các tế bào của sinh vật tuyệt chủng có hoạt động sinh học khi được cấy ghép.

img

Voi ma mút Yuka vẫn còn nguyên vẹn sau 28.000 năm chôn vùi bên dưới lớp băng vĩnh cửu ở Siberia.

Các nhà khoa học phát hiện sự hình thành cấu trúc ngay trước khi quá trình phân chia tế bào diễn ra. Đó là dấu hiệu để nhóm nghiên cứu có thể sửa chữa phần ADN bị hư hỏng của voi ma mút.

Nghiên cứu được thực hiện bởi một nhóm nghiên cứu tại Đại học Kindai, Osaka, Nhật Bản, theo Nikkei Asian Review. Các nhà khoa học Nhật Bản cũng đang tích cực hợp tác với đồng nghiệp người Nga để tìm cách nhân bản các tế bào.

Kai Minamoto, thành viên nhóm nghiên cứu, nói: “Đây là bước tiến đột phá trong việc hồi sinh voi ma mút. Chúng tôi đang tiếp tục mở rộng nghiên cứu trên quy mô rộng hơn”.

Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Khoa học. Tuy vậy, Miyamoto thừa nhận rằng “vẫn cần thêm nhiều thời gian trước khi loài sinh vật sống ở Kỷ băng hà có thể quay trở lại Trái đất”.

Trận chiến kinh hồn của hai voi ma mút, sừng cắm vào nhau 120 thế kỷ

12.000 năm trước xảy ra một cuộc chiến cân tài cân sức giữa hai con voi ma mút đực và điều bất ngờ là cả hai vẫn cắm...