Dân Việt

Tứ "độc" đặc sản cá cực hiếm ở miền núi, có tiền cũng khó mua

Anh Đức (TH) 24/03/2019 06:30 GMT+7
Ở vùng núi có những loại cá đặc sản thuộc diện hàng hiếm, có tiền cũng khó kiếm, như: cá chiên, cá chạch cát, cá nhảy, cá chê canh....

img

Đó là loài cá chiên – loại cá da trơn “khủng” nhất nằm trong top 5 loài cá ngon xưa kia tiến vua, sống ở vùng nước chảy xiết ở khu vực thượng nguồn sông Hồng, sông Chảy trên đất biên giới tỉnh Lào Cai. Hiện nay, cá chiên đang được bán với giá cao nhất trong các loài cá sông ở thị trường thành phố Lào Cai và thị trấn du lịch Sa Pa với giá từ 300 - 600 ngàn đồng/ kg nhưng không phải dễ mua, nhất là những con to từ 5 kg trở lên.

img

Thịt cá chiên có màu vàng óng như nghệ trông rất hấp dẫn, thịt thơm ngon dẻo quánh. Thịt cá chiên được nhiều người thích làm lẩu ăn trong ngày giá lạnh hoặc làm chả, nấu canh dấm, om chuối xanh, rán lướt... Nếu đã ăn sẽ nhớ mãi hương vị đặc biệt của loài cá đặc sản này.

img

Cá chiên rất to khỏe, có con nặng đến vài ba chục cân, thậm chí có chuyện kể ngày xưa đã có người săn được cá chiên khổng lồ nặng gần đến cả trăm cân. Chính vì to khỏe nên cá chiên có khả năng vượt thác rất tốt và chúng thường sinh sống ở vùng nước sâu, chảy siết, nước xoáy, vùng thác đổ mạnh, cạnh hang đá và vùng ghềnh đá cheo leo. Cũng vì đặc tính sinh sống như vậy nên cá chiên cho thịt chắc, thơm đậm.

img

Đặc biệt, loài cá này nổi tiếng với bộ lòng to, dày như dạ dày lợn, giòn sần sật và là món đặc sản mà nhiều người sành ăn săn lùng.

img

Do nguồn cung cấp cá chiên ra thị trường ngày càng lớn nên nguồn hàng đặc sản này khan hiếm và được bán với giá rất cao. Một cơ sở chuyên cung cấp cá đặc sản sông Hồng ở tỉnh Lào Cai cho biết, loại cá chiên to đánh bắt tự nhiên trên sông suối có trọng lượng từ 3 kg trở lên giá bán 600.000 đồng/kg, mà phải đặt hàng trước mới có.

img

Một số cơ sở nuôi cá lồng ở địa phương có nuôi thử nghiệm cá chiên trong lồng bè trên hồ thủy điện nhưng không thành công do khó khăn về nguồn con giống hoặc nguồn nước chưa phù hợp. Hiện nay giá cá chiên ở thị trường tỉnh Lào Cai được coi là đắt nhất so với các loài cá đặc sản khác như cá hồi, cá tầm nước lạnh nuôi tại vùng cao Sa Pa,Ý Tý, Bắc Hà.

img

Thịt cá rất ngon, có mùi thơm và dai, vì vậy, chạch cát được xem là đặc sản ở vùng miền núi Quảng Ngãi. (Ảnh: Công Xuân/ Dân Việt)

img

Tuy có giá bán hiện từ 150-170.000 đồng/kg, nhưng do số lượng đánh bắt cá chạch cát được rất ít nên dù có tiền cũng không dễ mua loài cá đặc sản này.(Ảnh: Công Xuân/ Dân Việt)

img

Cá chạch cát sống dưới đáy những đoạn sông, suối lớn có cát ở miền núi ở Quảng Ngãi. Cũng chính vì đặc điểm trên mà loài cá này được gọi tên như vậy. (Ảnh: Công Xuân/ Dân Việt)

img

Tuy có hình dáng khá giống đồng loại sống ở vùng sông nước dưới đồng bằng, nhưng cá chạch cát có kích thước nhỏ hơn rất nhiều. (Ảnh: Công Xuân/ Dân Việt)

img

Thân cá chạch cát có màu vàng nhạt, ở 2 bên lưng là hàng chấm đen hình chữ nhật, kéo dài từ đầu đến đuôi và được phân bố khá đều. (Ảnh: Công Xuân/ Dân Việt)

img

Khi đánh bắt được, người dân thường mang về chế biến làm thức ăn trong gia đình, hoặc làm quà biếu cho người thân. Món ăn ngon được nhiều người thích nhất đó là kho rim. (Ảnh: Công Xuân/ Dân Việt)

img

Món cá nhảy được xem là món ăn phổ biến, đặc sản của người Thái ở Sơn La. Món ăn trông có vẻ đơn giản nhưng lại rất kén người ăn bởi khi ăn cá vẫn còn nhảy tanh tách trong miệng. (Ảnh: Dân trí)

img

Điểm khác biệt của món ăn này chính là ở cách ăn rất lạ lùng: Cá phải còn sống, được chế biến và ăn ngay tại bàn. (Ảnh: Dân trí)

img

Ở bản Nậm Lộng (xã Hang Chú, Bắc Yên, Sơn La) có một loài cá hiếm, thân giống cá trê, lớn chỉ bằng chuôi dao, sống nơi khe suối, hốc đá nơi đầu nguồn những con suối nước trong, sạch. (Ảnh: Ngọc Mai/Dân Việt)

img

Đặc biệt, chỉ cần nước ngả màu đục là loại cá này không thể sống được nên bà con nơi đây vẫn thường gọi là cá siêu sạch. (Ảnh: Ngọc Mai/Dân Việt)

img

Cá siêu sạch thịt ngon nức tiếng, thưởng thức một lần lại muốn lần hai, bởi vậy chúng được nhiều thực khách săn lùng.(Ảnh: Ngọc Mai/Dân Việt)

img

Loại cá này theo tiếng địa phương gọi là “chê canh” (theo giải thích của bà con, chê là cá, canh là cảnh, tức là cá cảnh), còn tên gọi phổ thông thì vẫn chưa có. (Ảnh: Ngọc Mai/Dân Việt)