Peer-to-peer Lending (P2P Lending) là một giải pháp mới của ngành tài chính, cho phép mọi người vay và cho vay tiền mà không cần thông qua một tổ chức trung gian nào khác. Theo đó, người vay và người cho vay sẽ được kết nối thông qua một dịch vụ cho vay trực tuyến trên di động hoặc máy tính, thay vì "trình diện" ở các ngân hàng truyền thống và trải qua hàng loạt thủ tục xét duyệt phức tạp, khắt khe.
Tận dụng công nghệ 4.0 và Big data để phân tích đánh giá và kiểm soát thông tin khách hàng hoàn toàn trực tuyến, mô hình P2P sở hữu một loạt ưu thế như đơn giản hoá mọi thủ tục, thời gian xét duyệt cho vay nhanh, giao dịch dễ dàng, lãi suất cạnh tranh...
P2P Lending ra đời được xem là giải pháp thay thế hình thức tín dụng đen với lãi suất “cắt cổ”, làm giảm các hoạt động cho vay trái pháp luật.
Xu hướng toàn cầu
Mô hình P2P ra đời vào năm 2005 tại Anh và trở nên phổ biến nhanh chóng trên toàn cầu. Chỉ 10 năm trở lại đây, có đến 4.000 doanh nghiệp trong lĩnh vực này được thành lập, phát triển mạnh mẽ nhất tại các thị trường Anh, Mỹ, Trung Quốc với các tên tuổi nổi tiếng được kể đến như Lending Club, Upstart, Prosper... Theo thống kê của Prime Meridian Capital Management và China News năm 2015, thị trường cho vay ngang hàng P2P tại Mỹ đạt khoảng 18 tỷ USD, Trung Quốc lên tới 150 tỷ USD về quy mô giao dịch. Dự báo của PricewaterhouseCoopers về quy mô giao dịch tại thị trường Mỹ có thể tăng lên đến 150 tỷ USD vào năm 2025.
Tiềm năng phát triển ngành P2P tại Việt Nam
Xu hướng bùng nổ dịch vụ P2P có tác động ấn tượng tới các nước đang phát triển, trong đó bao gồm Việt Nam - đất nước có gần 60% dân số trong độ tuổi lao động và nhu cầu mua sắm, chi tiêu đang tăng vọt trong 5 năm trở lại đây.
Về niềm tin tiêu dùng, “Việt Nam vẫn giữ vị trí cao trong bảng xếp hạng 10 quốc gia lạc quan nhất thế giới trong 2 năm vừa qua” bà Nguyễn Hương Quỳnh, Tổng Giám Đốc Nielsen Việt Nam cho biết. Thay vì hình thức tiết kiệm, người Việt ngày càng quan tâm đến các khoản đầu tư đồng thời chi tiêu táo bạo hơn cho du lịch, thiết bị công nghệ, nâng cấp nhà cửa và các hoạt động giải trí bên ngoài.
Tuy nhiên, theo số liệu từ ngân hàng thế giới (WB), tại Việt Nam, cứ trong 3 người thì có ít hơn 1 người tiếp cận và sử dụng dịch vụ ngân hàng. Có đến khoảng 53 triệu người lao động gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các khoản vay tiêu dùng cá nhân hoặc phục vụ vốn kinh doanh nhỏ thông qua các dịch vụ cho vay truyền thống.
Đây cũng chính là cơ hội "vàng" để mô hình P2P nở rộ. Một mặt, mô hình này hỗ trợ đáp ứng nhu cầu vốn phi chính thức, đa dạng hóa kênh đầu tư. Mặt khác, đây cũng là giải pháp hữu hiệu giúp cân bằng tài chính, có tác động làm giảm thiểu các tổ chức cho vay nặng lãi đang diễn biến phức tạp tại Việt Nam.
"Mô hình P2P là một sáng tạo của nền kinh tế chia sẻ, cũng giống như các mô hình như Uber hay Grab. Khi khả năng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng của cả người dân lẫn doanh nghiệp vẫn còn thấp như ở nước ta thì xu hướng này nên và cần được khuyến khích. Tuy nhiên, các cơ quan quản lý cũng cần xem xét các hành lang pháp lý cần thiết để đảm bảo được tính minh bạch của hoạt động cho vay, tránh các rủi ro tiềm tàng có thể xảy ra, như lợi dụng mô hình này để huy động vốn bất hợp pháp", một chuyên gia nhận định.
VNVON.COM kết nối các cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam
Thời gian gần đây, thị trường P2P tại Việt Nam cũng trở nên sôi động với sự tham gia của nhiều “đại gia” trong ngành tài chính. Nổi bật trong đó này là công ty VnVon, một thương hiệu hàng đầu giúp kết nối giữa các doanh nghiệp, hộ kinh doanh với cộng đồng các nhà đầu tư.
Với chiến lược xây dựng nền tảng P2P bền vững, an toàn và hiệu quả, Vnvon tập trung phát triển nguồn nhân lực chuyên sâu trong ngành tài chính, ngân hàng và công nghệ. Cơ sở dữ liệu cuả nhà đầu tư và doanh nghiệp cần vốn được Vnvon phân lọc, nghiên cứu và phân tích chuyên sâu đảm bảo tối thiểu những rủi ro.
"Đơn giản, minh bạch, an toàn với công nghệ bảo mật tối đa, khả năng tăng cường kiểm soát nội bộ cao sẽ giúp chúng tôi đảm bảo an toàn và hiệu quả đầu tư cao cho các nhà đầu tư và đáp ứng kịp thời cho doanh nghiệp vay vốn", đại diện của VnVon cho hay.
Thông tin chi tiết: - Website: http://vnvon.com/ - Hotline: 18000052 Địa chỉ liên hệ: Tầng 25, FLC Twin Towers, 265 Cầu Giấy, Hà Nội. |