Nghệ vốn là cây gia vị trồng xen canh, không được quy hoạch, thiếu liên kết với doanh nghiệp chế biến nên chủ yếu mua bán qua thương lái.
Sau giai đoạn tăng giá đột biến năm 2016 - 2017, củ nghệ tươi đang gặp cảnh khủng hoảng thừa do tăng diện tích tự phát, nhiều nông dân đang gặp cảnh khốn đốn.
Giai đoạn 2016 – 2017, giá nghệ tươi tăng cao nên nhiều nông dân tăng diện tích trồng nghệ. Ảnh: Hồng Trâm
Ông Vi Đức Thành, nông dân ở huyện Long Thành kể, những năm trước, cây nghệ chỉ được một số hộ trồng xen canh với các loại cây trồng khác để kiếm thêm thu nhập. Tuy nhiên, năm 2016 giá nghệ tươi tăng mạnh nên trồng nghệ đạt lợi nhuận cao gấp nhiều lần so với cây mì, cây bắp.
Trồng cây nghệ ít chi phí đầu tư và công chăm sóc, do đó bước sang năm 2017, nông dân tại nhiều địa phương ồ ạt chuyển đổi sang trồng cây nghệ, thậm chí nhiều người thuê thêm đất để mở rộng diện tích. Tại huyện Long Thành, nghệ không nằm trong kế hoạch sản xuất của huyện nhưng hiện diện tích cây trồng này vẫn tăng đột biến hơn 500 ha.
Theo ông Thành, tinh bột nghệ được thị trường chuộng và đơn đặt hàng nhập khẩu từ Ấn Độ tăng nhiều vào đầu năm 2017. Suốt vụ thu hoạch, giá nghệ luôn ổn định ở mức 5.500 - 5.700 đồng/kg, tăng khoảng 2.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm 2016. Ông Thành nhẩm tính, bình quân 1 ha cho thu hoạch từ 30 - 35 tấn nghệ tươi. Sau khi trừ đi các khoản chi phí, nông dân có thể lời cả 100 triệu đồng/ha.
Giá nghệ tăng khiến nhiều nông dân mở rộng diện tích. Ảnh: Chí Tài
Nhưng đến giữa năm 2017, nghệ Ấn Độ ồ ạt nhập khẩu ngược trở lại Việt Nam với giá còn rẻ hơn sản phẩm nội địa. Thị trường nghệ đã bắt đầu bộc lộ nhiều rủi ro. Nghệ là cây trồng tự phát không nằm trong kế hoạch sản xuất của địa phương, chính quyền huyện Long Thành phải khuyến cáo nông dân không nên trồng ồ ạt dẫn đến cảnh không tìm được thương lái thu mua.
Bước sang vụ thu hoạch đầu năm 2018, giá bán giảm xuống 3.000 - 3.500 đồng/kg. Tuy nhiên, theo ông Trần Hiền, hộ nông dân ở huyện Thống Nhất, sau khi trừ các chi phí, người trồng nghệ vẫn đang có lời khoảng 40 triệu đồng/ha.
Theo ông Hiền, do những thời điểm giá cao, các hộ dân mở rộng diện tích trồng nghệ; đồng thời chuyển đổi một số loại cây mì, mía sang trồng nghệ làm cho diện tích nghệ tăng mạnh.
Giá nghệ giảm dần khiến nhiều nông dân gặp khó. Ảnh: Lê Hường
Vụ năm 2018, nghệ tươi được giá nên nghệ giống cũng sốt theo nhu cầu mở rộng diện tích cây trồng này. Thống kê chưa đầy đủ, toàn huyện Thống Nhất có khoảng 150 ha nghệ, tăng gần 100 ha so với vụ 2017.
Theo UBND huyện Cẩm Mỹ, tổng diện tích cây nghệ trên địa bàn huyện trên 400 ha, tập trung tại các xã Xuân Tây, Sông Ray, Bảo Bình… Những năm trước, giá nghệ củ cao khiến nhiều nông dân đổ xô trồng nghệ. Việc sản xuất cây nghệ chủ yếu mang tính tự phát vì diện tích trồng nghệ không có quy hoạch, việc tiêu thụ vẫn chủ yếu qua thương lái. |
Bước vào vụ thu hoạch năm 2019, hiện giá nghệ ở nhiều nơi đang được thương lái thu mua chỉ từ 1.800 - 2.000 đồng/kg. Nhiều nông dân trồng nghệ không những mất mùa, giá thấp mà còn khó tìm đầu ra.
Bà Phạm Thị Nhung, nông dân trồng nghệ huyện Cẩm Mỹ lo lắng cho biết, nhiều diện tích đang vào mùa thu hoạch nhưng rất ít thương lái đến hỏi mua. Nhiều nông dân phải luộc nghệ, phơi khô, đem bảo quản để tránh bị hư hỏng.
Bản thân đất trồng đã qua nhiều vụ nên năng suất cũng không bằng đất mới. Năm nay thời tiết khô hạn sớm, cây nghệ nghệ cũng không được đạt năng suất tốt. Năng suất năm nay ước đạt khoảng 20 tấn/ha, giảm 10 tấn so với năm ngoái và 20 - 30 tấn so với các năm trước.
ước đạt
Không có người mua, nông dân phải luộc nghệ, phơi bảo quản. Ảnh: Đinh Tài
“Giá thuê nhân công thu hái, chi phí bảo quản tăng cao mà giá bán và năng suất hiện nay đang giảm thấp, người trồng nghệ chỉ có huề vốn hoặc thua lỗ”, bà Nhung chia sẻ.