Dù kiệu làm khách dạt ra hai bên, thậm chí còn vấp ngã nhưng mọi người vẫn cố tìm cách chui qua kiệu để được may mắn.
Hàng năm cứ vào ngày mùng 5 tháng giêng, nhân dân làng Ngọc Lâm, xã Yên Lâm, Yên Mô, Ninh Bình lại tổ chức lễ Khai Hạ để cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi và cũng là để tri ân các vị vua chúa, thánh thần có công trong việc gìn giữ đất nước...
Mỗi năm lễ hội truyền thống của làng thu hút được hàng nghìn du khách thập phương trong và ngoài tỉnh… Ngay từ sáng sớm ngày mùng 5 tháng Giêng, du khách từ khắp nơi đã đổ về chật cứng mọi nẻo đường làng để thăm dự lễ hội. |
Hoạt động rước kiệu trong lễ Khai Hạ là một hoạt động văn hóa lâu đời của làng Ngọc Lâm và của cộng động dân cư xung quanh. Tuy cuộc sống có nhiều thay đổi, nhưng màn rước kiệu bay ở đây vẫn được tái hiện một cách đấy đủ, hấp dẫn, thu hút hàng nghìn người trong và ngoài tình Ninh Bình về xem.
Mỗi kiệu có 8 người chia làm 2 cặp thay nhau khiêng. Theo đúng nghi thức và phong tục truyền thống thì người khênh kiệu là nam, nữ trinh tiết, chưa lập gia đình. |
Đi đầu đoàn rước là ông chủ tế (người hướng dẫn và chủ trì làm lễ Khai Hạ)… |
Theo sau là các bà nữ đồng quan cầm cờ và biểu… |
Trên đường rước, kiệu tự xoay mà người khênh kiệu không hề biết gì. Nét độc đáo này được các cụ cao niên trong làng lý giải đó là do thánh thần tự xoay để tìm đến các nơi có tà ma để bắt và diệt trừ … |
Mặc dù kiệu xoay liên tục làm du khách dạt ra hai bên đường thậm chí còn vấp ngã nhưng mọi người vẫn cố tìm cách chui qua kiệu để được may mắn và nhiều tài lộc trong năm rắn Qúy Tỵ. |
Chị Nguyễn Thị Minh (quê Yên Mô, Ninh Bình) đang cố bế con nhỏ của mình chui qua kiệu để xin được nhiều may mắn cho gia đình mình trong năm mới. |
Mặc dù chiều dài đường làng nơi đoàn rước kiệu đi qua chưa đến 3 km nhưng do kiệu xoay chạy liên tục nên phải mất hơn 5 tiếng mới có thể rước được về đến đền Thượng để làm lễ. Ông Tống Minh Ánh - Trưởng ban tổ chức cho biết, dù kiệu xoay nhiều nhưng vẫn về đền thượng làm lễ được sớm hơn mọi năm, có nhiều năm còn xoay 2 – 3 ngày mới có thể về được. |
Quang cảnh buổi lễ Khai Hạ. |
Sau khi làm xong lễ, bổng lộc, kẹo bánh sẽ được phân phát cho những trẻ em có mặt trong lễ hội. |
Theo cụ Mã Văn Việt – Chủ tế chính của lễ hội cho biết thì thuyền rồng được dựng ra nhằm để chứa đựng nhưng gì xấu xa, không tốt của năm cũ được mọi người và du khách thập phương bỏ vào. Thuyền sẽ được mang đi ra đồng đốt, vất bỏ đi. Từ đây mọi cái không tốt của năm cũ sẽ được rũ bỏ để nhường chỗ cho những gì tốt đẹp, may mắn, hạnh phúc… được các thần thánh mang đến cho nhân dân và du khách thập phương. |
Lễ hội kết thúc khi các kiệu đã được rước về chỗ thờ cúng cũ và được các cụ làm lễ yên vị. |
Trần Quang