Gỗ nhập khẩu từ Nga được tập kết ở Manzhouli, thị trấn Trung Quốc giáp biên giới với Nga.
Theo New York Times (NYT), nhiều người Nga cho rằng nguyên nhân chính là từ Trung Quốc.
2 thập kỷ trước, Trung Quốc cấm khai thác gỗ tự nhiên trên toàn quốc. Điều đó có nghĩa là Trung Quốc phải nhập khẩu gỗ từ các thị trường khác, trong đó có Nga.
Năm 2017, Trung Quốc đã nhập khẩu khối lượng gỗ khổng lồ từ Nga nhằm đáp ứng nhu cầu của các công ty xây dựng và các cơ sở sản xuất đồ nội thất trong nước.
"Ở Siberia, người dân hiểu rằng chuyện sinh tồn của họ phụ thuộc vào rừng xanh", Eugene Simonov, một nhà môi trường học ở vùng Viễn Đông của Nga, nói "Họ nhận ra rằng những cánh rừng của họ đang dần mất đi.
Ngoài nhu cầu từ Trung Quốc, một trong vấn đề nữa là việc Nga sẵn sàng xuất khẩu gỗ sang quốc gia láng giềng, thậm chí là các quan chức Nga còn “nhắm mắt làm ngơ” trước việc khai thác quá mức.
Các doanh nghiệp Trung Quốc tích cực khai thác gỗ từ Nga sau khi chính quyền cấm ban hành lệnh cấm.
Không chỉ riêng Nga, "cơn khát" gỗ của Trung Quốc vươn tới nhiều nước khác trên thế giới như Peru, Papua New Guinea, Mozambique Myanmar.
Tại quần đảo Solomon, tốc độ khai thác gỗ của Trung Quốc được đánh giá là có thể biến cả một cánh rừng mưa nguyên sơ thành khu đất trống vào năm 2036, theo tổ chức vì môi trường Global Witness.
Ở Indonesia, hoạt động khai thác gỗ của Trung Quốc được cho là đe dọa "ngôi nhà" cuối cùng của loài đười ươi orangutan trên đảo Borneo.
Tốc độ khai thác gỗ ngày nay có thể dẫn tới việc những cánh rừng nguyên sơ còn sót lại bị tàn phá, khiến trái đất ngày càng nóng lên, theo các chuyên gia.
Theo New York Times, nhiều người dân Nga đã cảm thấy bất bình vì việc để Trung Quốc không ngừng khai thác tài nguyên từ Nga.
Nhiều cuộc biểu tình đã nổ ra tại nhiều thành phố của Nga. Các nghị sĩ Nga cũng lên tiếng trước những hiểm họa môi trường đe dọa vùng Siberia và vùng viễn Đông.
Khu vực biên giới Nga và Trung Quốc.
Việc khai thác gỗ quá mức có thể gây ô nhiễm các lưu vực sông, đồng thời phá hoại môi trường sống của các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng như hổ Siberia và báo Amur.
"Điều chúng ta đang làm ở Siberia và Vùng Viễn Đông hiện nay đang dần phá hủy những gì còn sót lại của những cánh rừng nguyên sơ", Nikolay M. Shmatkov đến từ Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF), nói.
WWF nói thời điểm những khu rừng của Nga bị tàn phá nặng nề cũng trùng với thời điểm Trung Quốc tăng cường nhập khẩu gỗ từ Nga.
Artyom Lukin, giáo sư quốc tế học tại trường đại học Liên bang Viễn Đông ở Vladivostok, cho rằng, tình trạng kém phát triển ở Siberia và vùng Viễn Đông cũng là nguyên nhân khiến cho tình hình trở nên trầm trọng.
"Tại nhiều vùng nông thôn ở Siberia và vùng Viễn Đông, người dân không có nhiều lựa chọn để kiếm tiền", Lukin nói.
Theo báo Mỹ, nạn khai thác rừng còn dẫn đến tình trạng căng thẳng giữa các dân tộc dọc theo vùng biên giới Nga-Trung Quốc.
Thành phố Trung Quốc giáp biên giới Nga bị ảnh hưởng bởi lối kiến trúc Nga.
Tháng 5.2018, tại Ulan Ude - thành phố gần Hồ Baikal, người dân đã đồng loạt xuống đường kêu gọi ngưng tàn phá rừng. Cuộc biểu tình này đã dẫn tới vụ đụng độ với cảnh sát địa phương, khiến 8 người bị bắt giữ.
Khai thác gỗ trở thành vấn đề nóng bỏng khi Thượng viện Quốc hội Nga mở phiên điều trần với Bộ trưởng Lâm nghiệp Nga Ivan Valentik.
Ông Valentik nêu ra vấn đề trong những điều khoản cho thuê rừng của Nga, cũng như đổ lỗi cho các công Trung Quốc vì họ không tái trồng rừng như theo thỏa thuận.
Nga hiện đang cân nhắc lệnh cấm xuất khẩu gỗ sang Trung Quốc. Phía Trung Quốc hiện chưa lên tiếng về vấn đề này. Các công ty Trung Quốc được yêu cầu tuân thủ luật lệ của địa phương và lưu ý về những ảnh hưởng đối với môi trường.
Nhu cầu khai thác gỗ khổng lồ của Trung Quốc có thể khiến cả một quốc gia ở phía nam Thái Bình Dương không còn rừng.