Nhiều dấu hiệu cho thấy Trái đất đang ở giữa giai đoạn tuyệt chủng lần thứ 6.
Hệ động vật toàn cầu đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi rất nhiều yếu tố như các đại dương nóng lên, tàn phá rừng, biến đổi khí hậu. Tất cả những yếu tố trên đã khiến số lượng các loài động vật trên Trái Đất suy giảm với tốc độ khủng khiếp.
Dưới đây là những dấu hiệu “chỉ điểm” Trái đất đang ở giữa giai đoạn tuyệt chủng lần thứ 6 và nguyên nhân chủ yếu lại đến từ hoạt động của con người.
Các loài côn trùng đang suy giảm số lượng ở tốc độ kỷ lục. Gần 40% tổng số các loài côn trùng trên thế giới đang sụt giảm số lượng.
Một nghiên cứu năm 2019 cho thấy số lượng các loài côn trùng trên thế giới đang giảm 2,5% mỗi năm. Nếu tình hình không được kiểm soát, Trái Đất sẽ sạch bóng côn trùng vào năm 2119.
Ông Francisco Sánchez-Bayo – đồng tác giả nghiên cứu, cho biết: “Trong 10 năm tới, tổng số côn trùng sẽ giảm 25%, trong 50 năm con số suy giảm là 50%, và sau 100 năm, Trái Đất sẽ không còn côn trùng”.
Việc các loài côn trùng như ong biến mất là rất đáng quan ngại. Những loài côn trùng này đóng vai trò quan trọng trong việc thụ phấn và sản xuất rau củ quả. Côn trùng còn là thức ăn cho rất nhiều loài chim, cá và động vật có vú. Rất nhiều loài trong số đó là thức ăn của con người.
Trong 50 năm qua, hơn 500 loài động vật lưỡng cư trên toàn thế giới cũng bị suy giảm số lượng. 90 loài trong số đó đã bị tuyệt chủng.
Số lượng loài lưỡng cư suy giảm đáng kể trong 50 năm qua.
Việc buôn bán và vận chuyển các loài động vật hoang dã trên thế giới đã làm lây lan loài nấm ký sinh, gây ra cái chết hàng loạt cho các loài cóc, ếch, thằn lằn ở Trung và Nam Mỹ, châu Âu, châu Phi và châu Úc.
Trái đất dường như đang trải qua quá trình “hủy diệt sinh học”
Rất nhiều loài động vật trên Trái Đất đang bị suy giảm số lượng.
Một nghiên cứu năm 2017 đã phân tích 27.600 loài động vật có xương sống trên toàn thế giới. Kết quả cho thấy hơn 30% trong số đó đang bị suy giảm số lượng.
Hơn 26.500 loài động vật trên thế giới đang đối diện với nguy cơ tuyệt chủng. Con số này được dự đoán sẽ tiếp tục gia tăng.
Sách Đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) thống kê 40% các loài động vật lưỡng cư, 25% các loài động vật có vú và 33% các rạn san hô trên thế giới đang có nguy cơ tuyệt chủng. IUCN cảnh báo 99,9% các loài đươc xếp hạng Cực kỳ Nguy cấp và 67% các loài xếp hạng Nguy cấp sẽ biến mất trong 100 năm tới.
Đáng quan ngại hơn, khi một loài biến mất sẽ tạo ra hiệu ứng lan truyền, kéo theo sự tuyệt chủng của các loài khác và thậm chí khiến toàn bộ hệ sinh thái sụp đổ.
Trong 50 năm tới, 17.000 loài lưỡng cư, chim và động vật có vú sẽ đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng cao hơn do môi trường sống tự nhiên bị thu hẹp.
Môi trường sống của nhiều loại động vật bị thu hẹp.
Tới năm 2070, ước tính 17.000 loài động vật sẽ mất từ 30-50% phạm vi môi trường sống hiện tại do nhu cầu sử dụng đất đai của con người tăng lên.
Khai thác gỗ và phá rừng nhiệt đới Amazon là vấn đề đáng quan ngại
Chặt phá rừng bừa bãi là vấn đề đáng quan ngại.
Trong 50 năm qua, gần 17% diện tích rừng Amazon đã bị phá hủy do các hoạt động tàn phá rừng của con người. Trong khi đó, 80% các loài động vật trên thế giới sinh sống tại các rừng nhiệt đới như rừng Amazon. Mỗi năm, các cánh rừng trên thế giới biến mất với tốc độ 27 sân bóng đá trên mỗi phút. Việc chặt phá rừng dù chỉ ở một khu vực nhỏ cũng có thể khiến một loài động vật biến mất.
Các loài ngoại lai xâm lấn đe dọa các loài bản địa
Các loài ngoại lai đe dọa môi trường sống của các loài bản địa.
Các loài ngoại lai có thể gây hại cho môi trường mà chúng xâm lấn. Hoạt động của con người đã vô tình làm lan truyền các loài ngoại lai hây hại. Một nghiên cứu gần đây cho thấy từ năm 1500, đã có 953 loài tuyệt chủng trên toàn cầu. Một phần ba trong số đó có nguyên nhân là do sự xâm lấn của các loài ngoại lai.
Đại dương ấm lên các các loài sinh vật biển và san hô chết dần
Năm 2018 là năm nhiệt độ các đại dương tăng cao tới mức kỷ lục. Nhiệt độ đại dương tăng cao đi kèm với nồng độ axit gia tăng trong nước đã khiến 50% các rạn san hô trên thế giới bị chết trong 50 năm qua.
Các loài động vật nước ngọt cũng bị ảnh hưởng bởi sự ấm lên toàn cầu
Một nghiên cứu năm 2013 cho thấy 82% các loài cá nước ngọt bản địa tại California dễ bị tuyệt chủng bởi biến đổi khí hậu.
Băng tại Bắc cực và Nam cực đang tan nhanh hơn, khiến mực nước biển ngày càng dâng cao
Băng tại các cực tan nhanh khiến mực nước biển dâng cao.
Băng tại Nam cực đang tan chảy với tốc độ nhanh gấp 6 lần so với những năm 1960. Mực nước biển dâng cao đe dọa nhiều loài động vật và thực vật dưới biển hoặc sinh sống ở các vùng ven biển.
Những lần tuyệt chủng hàng loạt trước đây đi kèm với những dấu hiệu cảnh báo rất giống với những gì chúng ta đang thấy hiện nay
Sự tuyệt chủng tàn khốc nhất trong lịch sử Trái Đất được gọi là Đại tuyệt chủng diễn ra cách đây 252 triệu năm. Khi đó, khoảng 90% các loài trên Trái Đất đã bị xóa sổ. Chỉ còn chưa tới 5% các loài sinh vật biển và 1/3 các loài động vật trên cạn sống sót.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, đại tuyệt chủng là do lượng lớn khí nhà kính thải ra môi trường khiến Trái Đất ấm lên. Trong giai đoạn hiện nay, chúng ta đã thấy rất nhiều dấu hiệu của sự nóng lên toàn cầu, nước biển nhiễm axit và thiếu khí oxy.
Một giống báo được cho là đã tuyệt chủng hoàn toàn vừa tái xuất ở phía đông nam Đài Loan sau hơn 30 năm, RT đưa tin.