Tại các nước như Mỹ, Nhật Bản... cây tầm bóp được xem là một trong những thành phần tạo ra thuốc chữa ung thư, tiểu đường hiệu quả.
Tuy nhiên, tại Việt Nam, nhiều người bị nhầm lẫn tai hại giữa cây tầm bóp với cây lu lu đực, một loại cây mọc dại, sức phát triển mạnh và chứa độc tố.
Do cây lu lu đực giống y xì cây tầm bóp. Không dễ cho người dùng có thể phân biệt được. Lu lu đực mọc dại, mọc hoang. Nhiều nhà hàng không biết hoặc lợi dụng khách hàng không biết đã đánh đồng giữa cây tầm bóp với cây lu lu đực chứa chất độc rất nguy hiểm.
Cây lu lu đực còn gọi là cây thù lù đực, gia cầu, nút áo, cà đen, long quỳ... Cao từ 30 – 100cm, sống hàng năm hoặc sống lâu năm, lá hình trái xoan nhọn, thuôn dần giống y hệt lá tầm bóp. Quả lu lu đực màu đen chứa các hạt dẹp. Hoa nở vào mùa thu, mọc khắp nơi, phát triển mạnh. Do cây lu lu đực quá giống cây tầm bóp nên nhiều người đã hái cây lu lu đực làm phơi khô om nước uống, ăn rau, ăn lẩu nhưng không biết đây là cây chứa chất độc.
Cây lu lu đực chứa chất độc bên trái và rau tầm bóp bên phải.
Điểm phân biệt, chỉ có thể nhận biết giữa lu lu đực với tầm bóp là quả tầm bóp mọng, tròn, lúc non có màu xanh, khi chín chuyển sang vàng, đỏ. Điểm dễ thấy nhất là bên ngoài của quả bọc một lớp vỏ y chang đèn lồng. Tầm bóp là vị thuốc, làm rau ăn rất tốt, không như lu lu đực.
Theo CCOHS (Trung tâm An toàn Sức khỏe nghề nghiệp Canada) - Chương trình Quốc tế về An toàn hóa chất (IPCS), lu lu đực chứa nhiều độc tố Solanin, lá thì chứa độc tố Nitrate. Nếu ăn phải quả, lá của lu lu lực sau 6 – 12 tiếng có thể sốt, vã mồ hôi, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, rối loạn hô hấp, triệu chứng hôn mê.