• Chuối chín: 1 trái (Nên chọn những trái chín vừa để giấm đạt độ ngon nhất)
• Đường cát trắng: 25gr
• Rượu gạo: 25ml
• Nước sôi để nguội: 1 lít
• Một cái hũ làm giấm
• Cho nước đường, chuối và rượu vào hũ thủy tinh, khoảng 8/10 thể tích hũ (không cho đầy vì khi con giấm lớn sẽ tràn hũ), đậy nắp, để chỗ thoáng mát, không có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp và không xê dịch. Để trong khoảng 45-60 ngày, tùy thời tiết, trên mặt hỗn hợp sẽ kết một lớp men vi sinh nhìn như một lớp váng trắng đục, đó là "con giấm", là loại vi khuẩn có lợi.
• Càng để lâu, con giấm càng dày lên và trở thành trong đục như một con sứa lớn. Khi có con giấm là nước trong hũ bắt đầu trở thành giấm chua, để càng lâu càng chua, canh chừng thời gian, nếm thử thấy độ chua vừa ý, nhẹ tay chắt giấm ra.
• Sau khi tách giấm ra, vẫn để xác chuối và con giấm trong hũ, pha nước đường với công thức: 1 chén đường cát trắng + 6 chén nước lọc, khuấy cho tan đường, châm vào hũ giấm và cũng chỉ châm 8/10 hũ như ban đầu.
• Thời gian nước đường thành giấm sẽ nhanh hơn (khoảng 10 đến 14 ngày) và sẽ kết thành một lớp con giấm khác. Khi giấm đã chua, lại chắt ra rồi thêm nước đường vào theo công thức trên.
Lấy một con giấm ở hũ cũ (mình tách lấy lớp mỏng thôi vì ở hũ cũ nó đã lên dày) pha nước đường với công thức trên rồi cho 1, 2 miếng chuối cắt lát vào hũ.
• Giấm sau khi chắt ra lọc cho trong bằng túi vải thưa, có thể dùng được ngay, muốn để dành, nấu sôi giấm lại, để nguội, cho vào chai đậy kín.
• Nếu để lâu mà chưa dùng đến, giấm trong chai sẽ tiếp tục kết màng thành con giấm, hiện tượng này bình thường, giấm sẽ chua hơn và vẫn dùng được.
• Giấm làm bằng chuối có màu trắng trong, hơi đục.
- Khi đậy hũ các bác nên bịt bằng 1 lớp vải mỏng hoặc nilon đục lỗ vì con giấm phải “thở” không thì con giấm sẽ chết và hũ giấm của bạn sẽ bị hỏng.
- Ở góc độ sinh học giải thích thì sẽ có người làm có vị ngon và k hôngngon lắm giống như muối dưa vậy. Dưa ngon hay ko là do vi khuẩn ở tay mỗi người khác nhau.
Chúc các bạn thành công!