Nhịp đập thị trường 19.04
Phiên giao dịch 19.4 khép lại với sự phục hồi của các chỉ số. Đóng cửa phiên giao dịch, VN-Index tăng 3,91 điểm (0,41%) lên 966,21 điểm; Hnx-Index tăng 0,12% lên 105,88 điểm và Upcom-Index tăng 0,08% lên 56,05 điểm.
Diễn biến của hai Large Cap ngành thực phẩm đồ uống khá trái chiều. Trong khi SAB tăng mạnh 4.1% và là đầu tàu củng cố đà tăng của thị trường xuyên suốt trong phiên, tăng 9500 đồng , thì mã VNM giảm 1.6% và là lý do chính kéo thị trường đi xuống. Một bất ngờ khác là cổ phiếu VIC bật tăng hơn 1% trong phiên chiều sau khi giằng co trong phiên sáng. Các Large Cap khác là VHM, GAS, MSN cũng lan tỏa sự tích cực tới thị trường.
Diễn biến ngành dầu khí cũng khá khả quan khi chỉ có 2 mã giảm điểm. Các cổ phiếu PVB, PVC đều tăng trưởng trên 1%.
Hai cổ phiếu HSG và OGC có phiên tăng trần với khối lượng lớn sau khi liên tục sụt giảm trong những phiên trước cho thấy dòng tiền bắt đáy đang chảy vào hai cổ phiếu này.
Nhóm bất động sản, xây dựng có giao dịch khởi sắc hơn so với thị trường chung khi có nhiều mã tăng điểm như CTD, DIG, DXG, HBC, NTL, VIC, VCG, NVL, VPI, PHC,…Đáng chú ý, DXG bất ngờ thu hút dòng tiền khá mạnh và tăng 900 đồng lên 22.000 đồng với khối lượng khớp lệnh gần 1,3 triệu cổ phiếu.
Ngành sản xuất thiết bị, máy móc là ngành tăng mạnh nhất thị trường với mức tăng 4.78%. Ngược lại, ngành sản xuất hàng gia dụng là ngành ảnh hưởng tiêu cực nhất thị trường khi giảm 0.73%
Dù tăng về điểm số nhưng thanh khoản vẫn rất thấp. Giá trị dao dịch 3 sàn chưa đến 2.500 tỷ đồng cho thấy các nhà đầu tư vẫn đang khá thận trọng khi tham gia vào thị trường . Khối ngoại cũng giao dịch không thực sự tích cực khi bán ròng 63 tỷ đồng càng khiến thị trường thêm phần ảm đạm.
Trên sàn HOSE khối ngoại đã bán ròng 1,14 triệu cổ phiếu , tương ứng với giá trị 27,05 tỷ đồng trong phiên hôm nay.Trên HNX, khối ngoại có phiên mua ròng thứ 7 liên tiếp với giá trị 3,73 tỷ đồng. Trên Upcom, khối ngoại bán ròng gần 40 tỷ đồng, nhưng chủ yếu là bán thỏa thuận GEG(26,9 tỷ đồng) và IDC(20,3 tỷ đồng)
Vietjet Air hái quả ngọt từ mì tôm và gấu bông
Vietjet Air của nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo vừa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2018 với những kết quả tăng trưởng mạnh so với năm trước, vượt hơn kế hoạch. Cụ thể doanh thu thuần của Vietjet Air đạt 53.577 tỷ đồng, tăng 27% so với doanh thu của năm trước. Lợi nhuận trước thuế năm 2018 đạt 5.816 tỷ đồng, tăng 9% so với lợi nhuận trước thuế năm 2017.
Trong cơ cấu doanh thu Vietjet Air của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo, doanh thu từ mảng bán tàu bay gần như không đổi, ở mức gần 20.000 tỷ đồng chiếm 37,7% tổng doanh thu của doanh nghiệp năm 2018.
Như vậy, tăng trưởng của Vietjet đến từ mảng kinh doanh cốt lõi là vận tải hàng không lên tới gần 50%, đạt 33.779 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu vận tải nội địa tăng hơn 22%, doanh thu vận tải quốc tế tăng gần gấp đôi. Doanh thu từ vận chuyển hành khách đạt 24.681 tỷ đồng, chiếm 45% tổng doanh thu của Vietjet. Bên cạnh doanh thu đến từ vận chuyển hành khách, một mảng đang có lợi nhuận biên cao đạt 8.410 tỷ đồng, chiếm 18% trong tổng doanh thu năm nay cũng đang phát triển mạnh mẽ.
Trong những năm qua, theo đà phát triển Vietjet Air của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo, doanh thu phụ trợ đã tăng 10 lần chỉ trong vòng 5 năm. Cụ thể, doanh thu năm 2014 mới chỉ là 836 tỷ đồng thì đến năm 2018 vừa qua đã lên tới 8.410 tỷ đồng. Trong đó, đóng góp lớn của doanh thu phụ trợ từ mạng bay quốc tế do doanh thu phụ trợ bình quân thu được từ một khách hàng cao hơn gấp 2 lần doanh thu phụ trợ thu từ khách trên mạng bay nội địa.Trong cơ cấu tổng doanh thu từ vận tải hàng không, hoạt động phụ trợ đang chiếm tỷ trọng khoảng 25%.
Trong mô hình hãng hàng không chi phí thấp, các hãng giảm giá vé và thay vào đó là bán các dịch vụ cộng thêm như hành lý, suất ăn, chọn chỗ ngồi, dịch vụ ưu tiên,…cho những người thực sự có nhu cầu. Vì vậy, có thể tin rằng doanh thu phụ trợ của Vietjet Air còn nhiều dư địa để tăng trưởng mạnh trong thời gian tới khi số lượng khách chuyên chở tiếp tục tăng trưởng, nhu cầu phát sinh của khách hàng ngày càng đa dạng.
Vietjet Air của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo hoạt động theo mô hình hàng không chi phí thấp nhưng khác biệt khi Hãng cung cấp dịch vụ hạng sang với hạng vé Skyboss như phòng chờ quốc tế sang trọng cùng với các hãng hàng không 5 sao trên thế giới, ưu tiên làm thủ tục, xe đưa đón riêng, phục vụ bữa ăn nóng và trên 30kg hành lý. Một điểm khác biệt trên chuyến bay Vietjet của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo là thực đơn tới 9 món ăn nóng, tươi ngon và 30 loại đồ uống khác nhau trên tàu bay được phục vụ bởi các tiếp viên trẻ trung thân thiện, xinh đẹp.
Khách bay được trải nghiệm không chỉ tầu bay mới, ghế da êm ái, dịch vụ chọn chỗ ngồi thuận tiện, mà còn được mua sắm hàng lưu niệm, hàng miễn thuế…trong khi đó, các hãng truyền thống thường chỉ cung cấp 1-2 món ăn, thường chế biến theo công thức công nghiệp, thậm chí các đường bay ngắn không phục vụ ăn uống.
Tự tin với dịch vụ trên khoang hành khách của mình, hãng hàng không này từng so sánh mình là Emirates của châu Á. Với số lượng khách hàng mà Vietjet của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo vận chuyển mỗi năm lên tới hàng chục triệu người, như 2018 là 23 triệu lượt khách, nâng tổng lượt chuyên chở luỹ kế lên tới hơn 83 triệu lượt khách, quảng cáo trên thân và trong tàu bay cũng là một mảnh đất màu mỡ đang bước đầu khai phá.
Kết quả kinh doanh của Vietjet trong 5 năm trở lại đây cho thấy, hãng này đã tập trung trọng điểm vào tăng trưởng ổn định doanh thu phụ trợ như một nguồn đóng góp ổn định cho lợi nhuận của công ty. Vietjet của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo còn nhiều dư địa để tăng trưởng loại hình doanh thu này khi tiếp tục mở rộng mạng bay quốc tế cũng như phát triển thêm các loại hình dịch vụ, sản phẩm đa dạng trên hệ sinh thái khách hàng của mình.