Chim cánh cụt hoàng đế là loài chim cánh cụt lớn nhất thế giới.
Theo Independent, nghiên cứu mới của các nhà khoa học cho thấy vụ sụp đổ tảng băng ở Vịnh Halley năm 2016 đã khiến cho đàn chim cánh cụt hoàng đế lớn thứ hai thế giới tê liệt.
Thông thường, 15.000-24.000 cặp chim cánh cụt hoàng đế sẽ tập trung lại với nhau để cùng giao phối. Con số này chiếm 5-9% số lượng chim cánh cụt hoàng đế trên toàn cầu.
Suốt thời gian qua, các nhà khoa học không còn nhìn thấy một con chim cánh cụt hoàng đế nào trong khu vực. Các nhà khoa học sử dụng vệ tinh để chụp lại các bức ảnh chất lượng cao.
“Chúng tôi chưa từng thấy một số lượng lớn chim cánh cụt hoàng đế ngừng sinh sản như vậy trong 60 năm qua”, một trong các thành viên nhóm nghiên cứu, Phil Trathan nói.
Chim cánh cụt hoàng đế cần tảng băng lớn và ổn định để làm nơi sinh sản. Nhưng trận bão năm 2016 đã khiến tất cả thay đổi. Hệ quả là cả cộng đồng chim cánh cụt hoàng đế ở vịnh Halley đã biến mất.
Những con chim cánh cụt trưởng thành còn sống sót qua trận bão lớn dường như đã chuyển đến sống ở khu vực Dawson-Lambton gần đó.
“Nhưng số lượng chim cánh cụt hoàng đế ở Dawson-Lambton không tương đương với đàn chim cánh cụt biến mất ở vịnh Halley”, chuyên gia Trathan nói. “Không phải con chim cánh cụt nào cũng đến Dawson-Lambton”.
Chim cánh cụt hoàng đế là loài chim cánh cụt lớn nhất , nặng tới 40kg và có tuổi thọ khoảng 20 năm. Chúng ấp trứng và chăm sóc con non, mỗi cặp chỉ đẻ 1 con. Sau khi con non lớn, chúng sẽ đưa con non bơi ra biển.
Chuyên gia Trathan nói: “Không rõ liệu trận bão quét sạch cộng đồng chim cánh cụt ở vịnh Halley có liên quan đến biến đổi khí hậu hay không. Nhưng việc cộng đồng chim cánh cụt lớn thứ hai thế giới biến mất là điều chưa từng có”.
Theo các nhà khoa học, số lượng chim cánh cụt hoàng đế trên toàn cầu sẽ còn giảm từ 50-70% cho đến trước khi thế kỷ này trôi qua vì băng tan.
Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Khoa học Nam Cực.
Hai con chim cánh cụt đồng tính trong vườn thú Đan Mạch cố ý chiếm đoạt chim non trong khi chim bố mẹ sơ hở.