Lượng tiêu thụ đồ uống có cồn tăng ngày càng tăng trên toàn cầu (Ảnh minh họa).
Theo Guardian, với tốc độ như hiện tại, lượng tiêu thụ đồ uống có cồn trên toàn cầu sẽ tăng thêm 17% trong vòng một thập kỷ tới. Đến năm 2030, một nửa số người trưởng thành trên thế giới đều đã uống rượu bia. Gần một phần tư sẽ uống ít nhất một lần trong tháng, theo số liệu nghiên cứu từ 189 quốc gia.
“Rõ ràng thế giới đang tiêu thụ nhiều đồ uống có cồn hơn, chứ không hề giảm”, tác giả nghiên cứu cho biết. Nhóm nghiên cứu kêu gọi chính phủ các nước áp đặt nhiều biện pháp chặt chẽ hơn để hạn chế người dân uống bia rượu.
Ước tính có khoảng 237 triệu đàn ông và 46 triệu phụ nữ gặp các bệnh liên quan đến bia rượu, với tỉ lệ lớn nhất ở châu Âu (15% và 3,5%) và Bắc Mỹ (11,5% và 5%).
Trước năm 1990, bia rượu chủ yếu chỉ được tiêu thụ ở các nước thu nhập cao, với mức cao nhất ở châu Âu”, tác giả nghiên cứu Jakob Manthey, đến từ viện nghiên cứu ở Dresden, Đức, nói.
“Nhưng ngày nay, xu hướng này đã thay đổi, với mức tiêu thụ giảm ở Đông Âu, nhưng tăng vọt ở các nước thu nhập trung bình như Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam”.
Ở Trung Quốc, đàn ông uống 11 lít đồ uống có cồn và phụ nữ uống khoảng 3 lít, theo số liệu năm 2017. Con số này thấp hơn ở Mỹ, nhưng đã tăng 70% từ năm 1990.
Ở Ấn Độ, chỉ 40% đàn ông và 22% phụ nữ là uống bia rượu, với mức trung bình là 6 lít vào năm 2017. Nhưng con số này đã tăng gấp đôi kể từ năm 1990 và sẽ còn tăng thêm 50% vào năm 2030.
Xét theo khu vực, Bắc Phi và Trung Đông là hai nơi tiêu thụ đồ uống có cồn thấp nhất, theo số liệu năm 2017.
Các quốc gia nhỏ như Việt Nam, Philippines hay Singapore đang chiếm vị trí hàng đầu trong danh sách các quốc gia khỏe mạnh nhất...