Thế giới đã chứng kiến hàng chục vụ thử hạt nhân hủy diệt.
Theo Daily Mail, nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc, cho thấy con người đã gây ô nhiễm đến tận cả khe vực sâu nhất thế giới.
Dấu vết của carbon phóng xạ không chỉ được tìm thấy dưới khe vực, mà còn cả bên trong cơ thể các loài sinh vật biển. Phát hiện cũng góp phần giúp các nhà khoa học hiểu hơn về cách các sinh vật có thể sống ở nơi tối tăm và sâu nhất thế giới.
Ning Wang, nhà nghiên cứu đến từ Viện Khoa học Trung Quốc, nói nhóm nghiên cứu sử dụng cách thức tìm thấy đồng vị carbon trong các vụ thử bom hạt nhân, để phân tích các dạng sống dưới khe vực Mariana.
Kết quả cho thấy sinh vật phù du hấp thụ carbon phóng xạ nhiều hơn là hàm lượng carbon có sẵn dưới đáy biển. Nghiên cứu cũng giúp lý giải cách các sinh vật phù du quen với cuộc sống ở nơi sâu nhất.
Wang và các cộng sự nhận thấy sinh vật phù du hấp thụ phóng xạ ở khe vực Mariana có xu hướng phát triển lớn hơn và dài hơn các sinh vật cùng loài.
Sinh vật phù du sống ở đáy vực sâu nhất thế giới.
Sinh vật phù du sống ở nơi nước nông có thể tồn tại trong 2 năm, dài trung bình 2cm. Nhưng sinh vật phù du ở khe vực Mariana thì sống được tới 10 năm, dài 9cm.
Nhưng tồn tại lâu hơn cũng có nghĩa là các sinh vật này chịu ảnh hưởng của carbon phóng xạ do con người thải ra nhiều hơn. “Đây là mối đe dọa với bất kỳ hệ sinh thái nào”, Wang nói.
“Hoạt động của con người có thể gây ảnh hưởng đến các dạng sống ở độ sâu 11.000 mét, nên chúng ta hãy cẩn trọng trong tương lai”, Wang nói.
“Điều đáng chú ý ở đây là carbon phóng xạ có thể lan tỏa đến nơi sâu nhất ở đại dương chỉ trong thời gian ngắn”, Rose Cory, nhà nghiên cứu tại Đại học Michigan, Mỹ, nói.
Vũ khí hạt nhân cho đến nay là loại vũ khí hủy diệt lớn nhất, với Nga và Mỹ là hai quốc gia sở hữu kho vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới.
Các mảnh vụn phóng xạ lưu trữ trong dòng sông băng đang trở thành một quả bom hẹn giờ nguy hiểm, trong bối cảnh băng không...