Dân Việt

Cảnh báo “nóc nhà thế giới” tắc cứng, không ngờ chính mình bỏ mạng

Đăng Nguyễn - CNN 27/05/2019 14:55 GMT+7
Một người leo núi đến từ Anh đăng thông điệp lên mạng xã hội về tình trạng tắc cứng trên đỉnh Everest và người này sau đó cũng trở thành nạn nhân.

img

Đoàn người leo núi chinh phục đỉnh Everest.

Theo CNN, Robin Haynes Fisher qua đời vì say độ cao, cách mặt nước 8.600 mét. Fisher đã phải mất rất lâu mới leo được lên đỉnh Everest và khi đang trở xuống thì tử vong.

“Tôi hi vọng có thể tránh được đám đông trong ngày leo lên đỉnh. Có vẻ như có rất nhiều nhóm muốn lên đỉnh vào ngày 21”, Fisher viết trên mạng xã hội vào ngày 13.5.

“Với việc chỉ có đường độc đạo lên đỉnh Everest, quá tải là điều đã được dự báo từ trước. Tôi quyết định chờ đến ngày 25, hi vọng sẽ vắng người hơn”, Fisher nói. “Dĩ nhiên là trừ khi mọi người đều cũng muốn chờ đợi”.

Được biết, người bình thường chỉ có thể ở trên đỉnh Everest – nơi được coi là “nóc nhà của thế giới” trong vài phút mà không có bình dưỡng khí.

Khu vực tắc nghẽn thời gian qua, nơi tập trung một lượng lớn những người leo núi, được gọi là “khu vực số 0 – hay khu vực chết”.

img

Robin Haynes Fisher là nạn nhân mới nhất tử vong trên đỉnh Everest.

Adrian Ballinger, một hướng dẫn viên ở Everest nói thời tiết mùa leo núi năm nay không mấy thuận lợi. Số ngày để chinh phục ngọn núi ít hơn đáng kể. Số người đổ xô đến Everest ngày càng tăng, cùng với đó là những nhóm leo núi ít kinh nghiệm.

Ballinger nói những người tử vong chủ yếu là do kiệt sức, nhưng điều đó có nghĩa là vì họ đã dùng quá nhiều oxy dự trữ trong quãng thời gian leo lên đỉnh rồi leo xuống.

Chuyên gia y tế Sundeep Dhillon, nói người leo núi đã quá chủ quan, không lượng sức mình nên thường tử vong trong khi đang xuống núi. “Họ quên là mình đang ở khu vực chết”.

Chỉ trong tháng 5, có 8 người chết trong khi leo lên đỉnh Everest, chủ yếu là người Mỹ và Ấn Độ. Trong năm 2018, có 5 người leo núi tử vong và 6 người tử vong trong cả hai năm 2017 và 2016.

Ước tính có hơn 200 người leo núi tử vong trong tham trọng chinh phục “nóc nhà thế giới” kể từ năm 1922, theo số liệu của CNN. Đa số người chết phải nằm lại vĩnh viễn ở nơi lạnh giá vì chi phí để đem thi thể xuống mặt đất quá lớn và quá nhiều rủi ro.

Trước đó, tờ Daily Mail đưa tin, gần 300 người được cho là đã chết trên núi Everest và nhiều thi thể được bảo quản cực kỳ tốt trong khí hậu lạnh. Thậm chí, có những thi thể vẫn còn nguyên vẹn nhiều thập kỷ sau khi chết.

Phát hiện bất ngờ trên ”nóc nhà thế giới”: Nhiều tử thi và hàng chục tấn rác thải

Báo cáo gần đây cho biết khoảng 30 chục tấn rác thải xuất hiện trên đỉnh Everest. Thậm chí, nhiều xác chết cũng được...