Dân Việt

Dấu hiệu Đài Loan ráo riết chuẩn bị cho xung đột với Trung Quốc

Đăng Nguyễn - NI 03/06/2019 15:10 GMT+7
Chiến đấu cơ F-16 của Đài Loan mới đây đã hạ cánh xuống đường cao tốc, tạo nên khoảnh khắc đáng nhớ với bất kỳ một tài xế nào tình cờ tham gia giao thông khi đó.

img

Chiến đấu cơ Đài Loan hạ cánh xuống đường cao tốc.

Mục đích của đợt diễn tập hạ cánh trên đường cao tốc dĩ nhiên không phải để cho vui. Đó là cách Đài Loan chuẩn bị cho tình huống giả định rằng sân bay quân sự bị tấn công.

“3 chiến đấu cơ và một máy bay cảnh báo sớm diễn tập tiếp dầu trên không, lắp tên lửa và vũ khí một cách nhanh nhất rồi cất cánh trở lại”, Đài Loan tuyên bố. “Các máy bay này hạ cánh thành công xuống đường cao tốc”.

Cuộc diễn tập được cho là cần thiết, trong bối cảnh Trung Quốc sở hữu nhiều loại tên lửa tầm xa uy lực, có khả năng vô hiệu hóa các căn cứ không quân của Đài Loan.

Đây cũng là cơ hội để Đài Loan phô diễn phiên bản F-16V mới được nâng cấp từ hãng Lockheed Martin. Theo thỏa thuận ký với Mỹ, 144 chiến đấu cơ F-16 của Đài Loan sẽ được nâng cấp lên phiên bản F-16V mới nhất với chi phí lên tới 3,68 tỉ USD.

Phiên bản F-16V được trang bị radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA), tương tự radar gắn trên tiêm kích tàng hình F-35 và F-22. Theo giới quan sát, F-16V chính là đối thủ xứng tầm của không quân Trung Quốc ngày nay.

Tuy nhiên, hạ cánh thành công trên đường cao tốc không có nghĩa là phương án này sẽ phát huy hiệu quả trong thời chiến, theo NI. Các chiến đấu cơ F-16V của Đài Loan vẫn cần nạp nhiên liệu và vũ khí, trước khi có thể quay trở lại chiến đấu.

img

Tiêm kích Mirage do Pháp sản xuất cất cánh từ đường cao tốc ở Đài Loan.

“Chúng tôi chỉ có số ít căn cứ không quân, vốn dễ dàng bị đối phương san phẳng”, một đại tá không quân Đài Loan nói. “Trong trường hợp khẩn cấp, đường cao tốc có thể biến thành đường băng để hạ cánh”.

Theo NI, chiến thuật hạ cánh trên đường cao tốc không phải là điều mới. Thụy Điển hay Nga đã thường xuyên làm điều này kể từ thời Chiến tranh Lạnh.

Chiến thuật này giúp giải quyết một số vấn đề ngắn hạn. Nhưng về lâu dài, các chiến đấu cơ hiện đại vẫn cần có căn cứ quy mô để được bảo dưỡng, sửa chữa. NI đánh giá hạ cánh trên đường cao tốc giúp phi công Đài Loan có thêm thời gian, trước khi đưa máy bay đến căn cứ quân sự ở nước ngoài.

Có thể nói, trong bối cảnh không quân Trung Quốc không ngừng gia tăng sức mạnh. Đài Loan đang tìm mọi cách đối phó, và chiến thuật hạ cánh trên đường cao tốc sẽ giúp kéo dài thêm cuộc chiến, nếu nó thực sự xảy ra, theo NI.

Điều gì khiến TQ gặp thương vong lớn nếu quyết thu hồi Đài Loan?

Trung Quốc đang tích cực chuẩn bị lực lượng và vũ khí để thống nhất Đài Loan, nhưng Bắc Kinh vẫn thiếu yếu tố chủ...