Với thói quen mua phân đơn tự trộn và bón thừa phân, sai cách, nông dân Mỹ Hòa nói chung đang mất khá nhiều chi phí đầu vào. Và vì vậy, nếu có được mùa, trừ hết các chi phí vẫn không còn lãi bao nhiêu, thậm chí hòa vốn. Cách canh tác của gia đình anh Sơn ban đầu chưa được nhân rộng và tin tưởng tuyệt đối của bà con trong xã. Họ lo sợ cách xài phân bón như thế sẽ khiến đất và cây sẽ không đủ ăn, đủ lớn, đủ dinh dưỡng nên họ dặm thêm nhiều đợt. Điều này khiến anh Sơn chưa mạnh dạn chia sẻ “bí kíp” của mình. Chúng tôi có trò chuyện cùng anh, để thuyết phục bà con thay đổi thói quen bón thừa phân thì cần chứng minh bằng chuỗi kết quả cuối vụ.
Hôm nay, lại một lần nữa anh vui mừng thông báo với bà con chòm xóm: Sau khí cắt hết 6 ha trồng lúa, năng suất gần 6 tấn/ha, anh bán được với giá 7.000 đồng/kg lúa tươi. Cuối vụ anh thu về lãi mỗi ha gần 120 triệu. Một điều may mắn hơn là với cách canh tác chỉ sử dụng NPK Cà Mau, lúa vụ này hạt mẩy, vàng óng, ko có hạt lép, không dùng thuốc trừ sâu nên lúa đạt chất lượng, thương lái mua với giá tốt hơn hẳn. Đây đã là vụ thứ 4 anh chỉ dùng độc nhất NPK Cà Mau 16-16-8 + 13S+TE.
Trước tình trạng giá lúa rớt xuống còn khoảng 4.500 đồng – 5.000 đồng trong thời gian qua, ruộng anh đã thắng lớn và anh cảm thấy tự tin để lan tỏa “bí kíp mùa vàng” của gia đình cho bà con. Điệp khúc trúng mùa rớt giá là muôn thuở, tuy nhiên với cách canh tác thông tin như gia đình anh Sơn hy vọng rằng nông dân Việt dần thay đổi tập quán canh tác, biết chú trọng hơn vào lợi nhuận và chất lượng nông sản thay vì chỉ chăm chăm vào năng suất.
Nếu đã là nông dân giỏi, nông dân chịu học hỏi, Đạm Cà Mau luôn khuyến khích bà con chia sẻ bí quyết làm nông, lắng nghe đồng đất nhà mình, luôn chọn những sản phẩm phân bón chất lượng - bón ít nhưng hiệu quả và với chúng tôi, thành quả của bà con chính là niềm vui và động lực để Đạm Cà Mau vươn xa.