Vùng vải thiều của tỉnh Bắc Giang sắp đến thời kì cho thu hoạch. Năm nay, vải không được mùa như mọi năm, nhưng lại được giá hơn. Vườn vải đã ngả dần sang mầu đỏ sẫm. Người dân trồng vải ở Lục Ngạn luôn tự hào vì họ chăm sóc vải rất tốt.
Bà con nông dân Lục Ngạn đã biết áp dụng kĩ thuật cao vào trồng vải. Các xã có diện tích vải thiều lớn như: Giáp Sơn, Quý Sơn, Thanh Hải, Nghĩa Hồ, Tân Mộc, Hồng Giang, Trù Hựu, Tân Quang của huyện Lục Ngạn với khoảng 700 ha vải thiều được người dân áp dụng phương pháp "đặc biệt" để trái vải thiều có thể ra quả từ thân.
Những năm gần đây, bà con nông dân đã biết đốn bỏ cành vải để bắt vải ra từ thân. Ngay sau khi thu hoạch vải thiều xong, bà con tiến hành cắt tỉa cành tạo tán. Cụ thể, đối với cây vải năm đầu tiên, muốn cho ra quả trên thân thì ta tiến hành cắt thưa loại bỏ cành hư, cành vô hiệu, cắt đầu nhánh đã cho thu hoạch quả, tạo thông thoáng có ánh nắng chiếu vào mầm lộc trên thân để tán lá trong thân quang hợp, không nên đốn sâu ngay năm đầu.
Vựa vải thiều, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang chuẩn bị vào vụ.
Quả vải ra từ thân luôn sáng bóng và cho chất lượng ngon hơn.
Đối với các cây đã áp dụng ra quả trên thân từ năm trước thì tiến hành cắt tỉa thưa bớt các cành đã cho thu hoạch tạo sự thoáng đãng cho cây và cho các mầm lộc mới sinh trưởng đều trên thân.
Bà con nông dân huyện Lục Ngạn chuẩn bị thu hoạch vải.
Cái hay của việc cắt tỉa cành là cải tạo được những cây vải lâu năm đã già cỗi trẻ hóa trở lại.
Vải ra từ thân cho năng suất cao hơn.