Dân Việt

Phát triển nông nghiệp hữu cơ cần ứng dụng chế phẩm sinh học

NTNN/DV 29/06/2019 10:26 GMT+7
Tại trực tuyến ứng dụng chế phẩm sinh học phát triển nền nông nghiệp sạch, các khách mời đều chung nhận định, phát triển nông nghiệp hữu cơ không thể không có chế phẩm sinh học.

Trực tuyến về ứng dụng chế phẩm sinh học phát triển nền nông nghiệp sạch đang diễn ra tại trụ sở Báo Nông thôn Ngày nay - Dân Việt - Trang Trại Việt online.

Khách mời tham gia trực tuyến có: Tiến sĩ nông nông nghiệp Trần Duy Khanh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Đào tạo Doanh nhân APEC; ông Đặng Tiến Dũng - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hoa và cây cảnh (thuộc Viện Nghiên cứu Rau Quả); ông Nguyễn Đức Tùng - Tổng Giám đốc Công ty Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao T&T Việt Nam; nông dân Phan Xuân Phương (khu 2, thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình), người trồng cam; bà Lê Thị Châm (làng hoa Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên).

img

Nhà báo Nguyễn Văn Hoài - Phó Tổng Biên tập Báo NTNN - Dân Việt - Trang Trại Việt online tặng hoa các vị khách mời.

Nhà báo Nguyễn Văn Hoài - Phó Tổng Biên tập phát biểu: Hiện nay, sự phát triển của nền nông nghiệp nước ta đang đi vào mức độ thâm canh cao với việc lạm dụng ngày càng nhiều phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật hóa học và hàng lọat các biện pháp như trồng lúa 3 vụ, phá rừng canh tác cà phê, hồ tiêu, điều… với mục đích khai thác, chạy theo năng suất, sản lượng.

Đó cũng là lý do làm cho đất đai ngày càng thoái hóa, dinh dưỡng bị mất cân đối, mất cân bằng hệ sinh thái trong đất, hệ vi sinh vật trong đất bị phá hủy, tồn dư các chất độc hại trong đất ngày càng cao, nguồn bệnh tích lũy trong đất càng nhiều dẫn đến phát sinh một số dịch hại không lường trước được.

Rất may, xu hướng quay trở lại nền nông nghiệp hữu cơ với việc tăng cường sử dụng chế phẩm sinh học, phân bón hữu cơ trong canh tác đang là xu hướng chung.

Làm sao để chế phẩm sinh học có thể ứng dụng rộng rãi hơn thúc đẩy một nền nông nghiệp sạch? Làm sao để lựa chọn được những chế phẩm sinh học đảm bảo chất lượng? Làm sao để sử dụng đúng cách?

Những vấn đề đó, chúng tôi mong muốn sẽ được các chuyên gia, khách mời giải đáp trong cuộc trực tuyến ngày hôm nay.

Thay mặt Ban Biên tập báo, xin gửi lời cảm ơn tới các chuyên gia, nhà khoa học, các vị khách mời, các phóng viên, nhà báo và bà con nông dân đã tham dự.

Lợi ích từ chế phẩm sinh học

Thưa chuyên gia nông nghiệp, TS Trần Duy Khanh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Đào tạo Doanh nhân APEC, một câu hỏi mang tính khái niệm, chế phẩm sinh học là gì, thưa ông?

- Chế phẩm sinh học là những chế phẩm được điều chế, chiết xuất từ những thành phần nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên như rong rêu, tảo biển, tỏi, ớt...các phụ phẩm trong nông nghiệp, rất an toàn, thân thiện với con người và môi trường. Được sản xuất theo công nghệ Nano tiên tiến kết hợp với công nghệ sinh học hiện đại, là giải pháp nông nghiệp công nghệ cao đem lại năng suất cao và hiệu quả bền vững.

Tên khoa học của chế phẩm sinh học là Probiotics có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp. Đó là sự ghép nối từ “thân thiện” (pro) và “sự sống sinh vật” (biotics). Các sản phẩm chế phẩm sinh học được con người tạo ra nhằm mục đích gia tăng số lượng vi khuẩn có lợi trong môi trường bằng việc ghép nối nhiều dòng lợi khuẩn lại với nhau để đáp ứng một nhu cầu cụ thể nào đó.

img

Viện trưởng Trần Duy Khanh.

Vậy thưa ông, trong nông nghiệp, thường gặp những dạng chế phẩm sinh học nào?    

Các chế phẩm sinh học sản xuất phục vụ trong canh tác nông nghiệp mà chúng ta thường gặp là phân bón sinh học, thuốc trừ sâu sinh học phục vụ cho trồng trọt; đệm lót sinh học, cám vi sinh phục vụ cho chăn nuôi; các chế phẩm bổ sung vi khuẩn có lợi cho nguồn nước, thức ăn vi sinh dùng cho nuôi trồng thủy sản...

Thành phần cơ bản của chế phẩm sinh học, gồm: acid amin (đạm sinh học); các khoáng chất trung-đa-vi lượng, các vitamin, men hoạt tính sinh học cùng với thành phần không thể thiếu trong các chế phẩm sinh học đó là các chủng vi sinh vật hữu ích, nấm đối kháng… làm cho cây trồng, vật nuôi sinh trưởng, phát triển mạnh, chống chịu tốt với các điều kiện bất thuận của môi trường như hạn, rét, úng đặc biệt là giúp kháng dịch sâu, bệnh hại. 

Tác dụng của chế phẩm sinh học, do chứa các chủng vi sinh vật đối kháng, có khả năng ức chế, ngăn chặn các vi khuẩn gây bệnh trên cây trồng vật nuôi; chứa các vi khuẩn có lợi, có khả năng cạnh tranh vị trí bám vào thức ăn trong thành ruột với các vi sinh vật gây bệnh, không cho phép các vi sinh vật này bám vào cơ thể vật nuôi, nhờ vậy giúp ngăn ngừa dịch bệnh, đảm bảo sức khoẻ cho vật nuôi. Có thể nói, sử dụng chế phẩm sinh học là một phương pháp hữu hiệu trong việc ngăn chặn mầm bệnh và kiểm soát dịch bệnh trong chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản nên hạn chế được việc sử dụng thuốc kháng sinh.

Ngoài ra, chế phẩm sinh học còn là nguồn dinh dưỡng và enzyme cho bộ máy tiêu hoá của vật nuôi. Chế phẩm sinh học sản xuất ra các en-zim ngoại bào như: as protease, amilaza, lipaza… cung cấp các dưỡng chất phát triển cần thiết như vitamin, axit béo, axit amin.

Trong chăn nuôi thủy sản, các vi khuẩn vi sinh như bacteroides và clostridium sp cung cấp dinh dưỡng cho cá, nhất là cung cấp các axit béo và vitamin.    

Ngoài ra, một số vi khuẩn có thể tham gia vào quá trình tiêu hoá của loài hai mảnh vỏ bằng cách sản xuất ra các enzyme ngoại bào như protease, amilaza, lipaza và cung cấp dưỡng chất phát triển cần thiết như vitamin, axit béo, axit amin.v.v.. 

Vâng, xin cảm ơn TS Trần Duy Khanh, tham dự trực tuyến của chúng ta ngày hôm nay có ông Đặng Tiến Dũng - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hoa và cây cảnh (thuộc Viện Nghiên cứu Rau Quả), ông Dũng có thể giới thiệu qua đôi nét về Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hoa và cây cảnh (thuộc Viện Nghiên cứu Rau Quả) cho độc giả? 

- Viện Nghiên cứu Rau quả (FAVRI) là một trong 18 Viện thành viên trực thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS); là cơ quan của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chuyên nghiên cứu về các lĩnh vực rau, quả, hoa và cây cảnh trên phạm vi các tỉnh phía Bắc và các tỉnh miền Trung của Việt Nam. Trụ sở chính của Viện được đạt tại thị trấn Trâu Quỳ - huyện Gia Lâm - thành phố Hà Nội. 

Viện có nhiệm vụ là xây dựng chương trình, dự án, kế hoạch nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ dài hạn, 5 năm và hàng năm thuộc lĩnh vực rau, quả và hoa cây cảnh phục vụ cho mục tiêu phát triển của ngành, nghiên cứu khoa học và chuyên giao công nghệ về chọn, tạo, khảo nghiệm và phát triển giống rau, quả và hoa cây cảnh có giá trị hàng hoá cao phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng sinh thái; kỹ thuật thâm canh tăng năng suất, chất lượng rau, quả và hoa cây cảnh; Công nghệ bảo quản, chế biến rau, quả và hoa; Viện kiểm nghiệm chất lượng rau, hoa, quả; nghiên cứu kinh tế và thị trường rau, quả và hoa cây cảnh cũng như thực hiện các nhiệm vụ chuyển giao khoa học công nghệ, khuyến nông thuộc lĩnh vực rau quả, hoa, cây cảnh và các hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, hợp tác chuyên gia, đào tạo nguồn nhân lực.v.v.. 

img

Ông Đặng Tiến Dũng - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hoa và cây cảnh (thuộc Viện Nghiên cứu Rau Quả)

Vậy với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này, thời gian qua, Viện Rau quả nói chung và Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hoa cây cảnh có những hoạt động gì hợp tác, hỗ trợ cùng doanh nghiệp? 

- Chúng tôi có thể hợp tác nhiều mặt. Lấy ví dụ: Như với Công ty Cổ phần Phát triển Công nghệ Sinh học Rebio đây, chúng tôi kết nối với các doanh nghiệp, hộ trang trại, người dân để doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm có chất lượng, đào tạo cho doanh nghiệp đội ngũ chuyên gia để hỗ trợ kỹ thuật, chăm sóc khách hàng; tạo điều kiện hỗ trợ, hợp tác nghiên cứu, ứng dụng, hoàn thành các đề tài khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp khi có đề xuất. 

Bên cạnh đó, đơn vị chúng tôi còn hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác tuyển dụng, đào tạo và nâng cao kiến thức chuyên môn cho hệ thống bán hàng marketting online, offline.v.v..

Khát vọng vì một nền nông nghiệp hữu cơ

img

Ông Nguyễn Đức Tùng.

Xin giới thiệu với quý độc giả, dự trực tuyến của chúng ta ngày hôm nay có đại diện của Công ty Cổ phần Phát triển Công nghệ Sinh học Rebio (Công ty Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao T&T Việt Nam) đó là ông Nguyễn Đức Tùng - Tổng Giám đốc, thưa ông Tùng, vì sao công ty ra đời và chọn tên như vậy có ý nghĩa gì? 

- Chúng tôi muốn góp phần vào công cuộc cách  mạng nông nghiệp hữu cơ trong lĩnh vực nông nghiệp. Thời gian qua, chúng tôi đã đầu tư nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học vi sinh nhằm áp dụng vào sản xuất để thay đổi tư duy canh tác nông nghiệp của người dân từ hóa học vô cơ sang sinh học hữu cơ một cách bền vững. Chúng tôi rất cần sự ủng hộ của các cơ quan truyền thông để kêu gọi bà con chung tay góp sức đẩy lùi phân bón hóa học, thuốc hóa học độc hại, đẩy lùi nạn thực phẩm bẩn còn tồn tại. 

Lĩnh vực của chúng tôi gồm xử lý môi trường, trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản… 

img

Toàn cảnh trực tuyến.

Xin hỏi ông, đã có sản phẩm nào đưa ra thị trường và được đón nhận chưa? 

- Chúng tôi nghiên cứu thành công và đưa ra thị trường những sản phẩm chủ lực gồm: Phân bón hữu cơ đặc hiệu OMA cung cấp dưỡng chất tự nhiên, chuyên dùng cho các loài hoa; Phụ gia sinh học Rebio Oligo chuyên trị các loại nấm, vàng lá thối rễ, rỉ sắt; Phân bón hữu cơ NTT chuyên dùng cho dòng cây trồng và đặc biệt sản phẩm chiến lược là chế phẩm sinh học đa năng Rebio Multi chuyên giải độc cho đất, loại bỏ tuyến trùng, nấm bệnh, vàng lá thối rễ, sâu bọ... Chúng tôi đăng ký và giữ những bí kíp công nghệ này. 

Chiếm trọn niềm tin nông dân

img

Ông Phan Xuân Phương (khu 2, thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình)

Tham gia trực tuyến chúng ta có một số chủ trang trại, xin hỏi ông Phan Xuân Phương (khu 2, thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình), ông đã sử dụng bao nhiêu loại chế phẩm sinh học rồi và hiệu quả thế nào? 

- Vườn cam của tôi nhiều cây bị bệnh vàng lá thối rễ, đã thử nhiều loại thuốc nhưng không hiệu quả. Có những thời điểm tôi phải chặt bỏ thay thế nhưng cũng không giải quyết được dứt điểm. Tôi đã thử rất nhiều loại nhưng không “ăn thua”. 

Sau đó, tôi tìm hiểu và chuyển sang dùng chế phẩm sinh học Rebio và cho hiệu quả rõ rệt. 

Bệnh vàng lá thối rễ trên cây cam Cao Phong đã khỏi hoàn toàn. Từ đó, tôi giới thiệu những người khác chuyển sang dùng chế phẩm này vì hiệu quả mà rất thân thiện với đất, môi trường. 

Còn chị Lê Thị Châm (Xuân Quan, Văn Giang, Hưng Yên) thì sao ạ? 

- Thực ra, trước khi dùng chế phẩm sinh học, tôi có dùng một số loại phân hóa học, cho hiệu quả rất nhanh nhưng gây mùi và ảnh hưởng tới đất khiến đất ngày một kém đi trông thấy. Chuyển sang dùng chế phẩm sinh học dù tác động chậm hơn so với hóa học nhưng không lo sợ ảnh hưởng tới sức khỏe trong quá trình sử dụng, giảm được rất nhiều bệnh. 

Thưa ông Nguyễn Đức Tùng, chế phẩm sinh học của ông sử dụng có dễ không? 

- Chế phẩm sinh học Rebio của chúng tôi rất dễ sử dụng mà lại an toàn. Đối với chế phẩm dạng bột, bà con có thể bón trực tiếp vào đất. Đối với chế phẩm dạng lỏng, pha loãng theo tỷ lệ đã được hướng dẫn và phun, tưới định kì theo hướng dẫn của nhân viên kỹ thuật đã hướng dẫn. 

Những ai quan tâm có thể trực tiếp qua trụ sở của chúng tôi tại ngõ 237, Ngô Xuân Quảng, Gia Lâm, Hà Nội hoặc các chi nhánh gần nhất. 

Các bạn cũng có thể vào fanpage có tên chế phẩm sinh học Rebio, nhắn tin trực tiếp với chúng tôi hoặc địa chỉ website: Rebio.com.vn để tham khảo thêm thông tin. Số hotline là: 0888280000. 

Chế phẩm sinh học quyết định thành công của nền nông nghiệp sạch

Thưa chuyên gia nông nghiệp, TS Trần Duy Khanh, với nông nghiệp sạch, chế phẩm sinh học đóng vai trò như thế nào? 

-Với nông nghiệp nói chung, đặc biệt là nông nghiệp sạch, chế phẩm sinh học có vai trò quyết định trong việc sản xuất nông nghiệp hữu cơ hiện nay. Xu hướng này là tất yếu trên thế giới và ở Việt Nam. 

Nếu không có các chế phẩm sinh học thì không thể có nền sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch được.

Chúng ta cứ hình dung thế này, nông nghiệp sạch (hay còn gọi là nông nghiệp hữu cơ) là một hệ thống quản lý sản xuất nông nghiệp tránh sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật tổng hợp, giảm tối đa ô nhiễm không khí, đất và nước, tối ưu về sức khoẻ con người và vật nuôi.

Các loại phân bón chủ yếu từ nguồn hữu cơ là các phế phụ phẩm nông nghiệp, các rác thải sinh hoạt, các loại phân xanh, bùn ao, các loại chất thải của gia súc, gia cầm đều có chứa hàm lượng hữu cơ cao, khi sử dụng lâu ngày có thể làm cải thiện cấu trúc của đất, cải thiện độ phì nhiêu của đất làm cho đất trồng trọt được bảo vệ tốt hơn. Không làm ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật đất cũng như các động vật hay côn trùng có lợi. 

img

Các vị khách mời tại trực tuyến.

Thưa ông Đặng Tiến Dũng, qua quá trình kiểm chứng thực tế, Trung tâm đánh giá như thế nào về chất lượng của chế phẩm sinh học Rebio? 

-Có thể khẳng định, chế phẩm sinh học Rebio không ảnh hưởng đến sức khỏe người, vật nuôi, cây trồng…, không gây ô nhiễm môi trường sinh thái. Chế phẩm này có tác dụng cân bằng hệ sinh thái (vi sinh vật, dinh dưỡng..) trong môi trường, không những không làm chai đất, thoái hóa đất mà còn góp phần tăng độ phì nhiêu cho đất. Ngoài ra, còn đồng hóa các chất dinh dưỡng, góp phần tăng năng suất và chất lượng nông sản. Chưa hết, tác dụng trông thấy rõ là tiêu diệt côn trùng gây hại, giảm thiểu bệnh hại, tăng khả năng đề kháng của cây trồng mà không làm ảnh hưởng đến môi trường như các loại thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học khác.