Một số vật phẩm được cho là cổ vật ở độ sâu 5m gần núi Tàu. (Ảnh: PLO).
Liên quan tới thông tin lan truyền về một kho cổ vật ở độ sâu 5m được người dân phát hiện khi đào ao, trao đổi với PV tối 2/7, ông Nguyễn Văn Quỳ - Giám đốc Bảo tàng tỉnh Bình Thuận (trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận) cho biết, đoàn công tác của Bảo tàng tỉnh đã về địa phương là xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong để tìm hiểu nhưng không có kho cổ vật nào như báo chí đưa tin.
“Đến địa phương làm việc có nhân viên Bảo tàng tỉnh, có trưởng phòng văn hóa huyện, có lãnh xã,… nhưng tìm không ra địa điểm như báo chí nêu. Chúng tôi hỏi cả làng, ấp, thôn nhưng không ai biết địa điểm này ở đâu”, ông Quỳ nói và cho biết sẽ tiếp tục xác minh khi có thông tin đáng tin cậy hơn.
Được biết, khi đến xã Vĩnh Hảo tìm hiểu sự việc, đoàn công tác đã liên hệ với một số điện thoại do phóng viên của một cơ quan báo chí cung cấp. Tuy nhiên, người này nói chuyện vòng vo và phủ nhận việc cung cấp thông tin về “kho báu”.
Ông Huỳnh Văn Điển - Chủ tịch UBND huyện Tuy Phong cho biết thêm, theo báo cáo nhanh từ Phòng Văn hóa thông tin, đoàn công tác đã liên hệ theo số điện thoại và tìm đến một khu rẫy. Đến nơi, đoàn gặp hai người là chủ rẫy, nhưng những người này nói họ không nói đó là cổ vật. Do đó, báo cáo xác định “không có thông tin như báo chí nêu”.
Cũng theo ông Điển, qua những hình ảnh đăng tải trên mạng internet, nhiều người khẳng định đó là đồ giả cổ được bán nhiều ngoài chợ. “Chỉ là chiêu trò dựng chuyện chứ không phải thông tin có thật”, ông Điển nói.
Dựa trên hình ảnh, nhiều người nhận định đây chỉ là đồ giả cổ.
Trước đó, một số thông tin đã lan truyền về việc gia đình một người đang ông có tên là P., khi dùng xe máy xúc để đào ao trong vườn nhà tại xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận thì phát hiện nhiều cổ vật. Cụ thể, luồng thông tin cho biết, khi đào xuống khoảng 5m thì họ bất ngờ phát hiện nhiều tượng kim loại lấm lem bùn đất, nhưng khi chùi rửa đều sáng choang.
Luồng thông tin còn liệt kê rõ, số tượng này gồm: Một bình hồ lô, một tượng Phật Di Lặc cưỡi cá chép, hai con cóc ngậm tiền và nhiều vật phẩm khác. “Toàn bộ số tượng nói trên đều có hoa văn rất tinh xảo, phía dưới tượng có khắc chữ Hán. Các cổ vật này đều có trọng lượng hơn 1kg, riêng tượng Phật Di lặc cưỡi cá chép nặng khoảng 1,6kg”, trích thông tin đang lan truyền trên mạng xã hội.
Lãnh đạo chính quyền địa phương nơi được cho là có cổ vật khẳng định chưa hề nghe người dân nào trình báo về thông...