Dân Việt

Kế hoạch sốc của Mỹ: Ném bom nguyên tử Mặt trăng

Nguyễn Thái - ABC, Daily Star 18/07/2019 14:55 GMT+7
Kế hoạch tuyệt mật của Mỹ được đưa ra nhằm xóa bỏ cái bóng thành công của Liên Xô khi nước này phóng thành công vệ tinh đầu tiên trên thế giới, Sputnik I.

img

Việc Liên Xô phóng thành công vệ tinh đầu tiên trên thế giới Sputnik I khiến Mỹ và phương Tây lo sợ

Theo Daily Star, trước cuộc đổ bộ thành công ngày 20/7/1969 của tàu Apollo 11, Mỹ từng có ý định ném bom nguyên tử xuống Mặt trăng để phô trương sức mạnh.

Việc Liên Xô, đối thủ của Mỹ trong Chiến tranh Lạnh, ra mắt vệ tinh đầu tiên trên thế giới Sputnik I khiến Washington "nổi điên".

"Thời điểm ấy, nỗi tuyệt vọng thực sự ảnh hưởng tới quyết định của chúng tôi. Mỹ và các nước phương Tây vô cùng sợ hãi trước thực tế Liên Xô có thể đánh bại chúng tôi ngay trong chính cuộc chơi mà Mỹ và phương Tây khởi xướng. Chúng tôi sành sỏi trong lĩnh vực khoa học và công nghệ vậy mà giờ đây Liên Xô lại có thể đánh bại chúng tôi trong việc khám phá vũ trụ, lĩnh vực chủ yếu dựa vào khoa học, công nghệ", tiến sĩ Vince Houghton, người phụ trách bảo tàng Điệp viên Quốc tế tại Washington, Mỹ, cho biết.

Cũng theo ông Houghton: "Mỹ và phương Tây choáng váng với việc Liên Xô phóng thành công vệ tinh Sputnik I và chính phủ Mỹ khi ấy lập tức tuyên bố Washington cần làm gì đó khác thường để khỏa lấp thành công của đối thủ".

img

Mỹ quyết định mở dự án tuyệt mật A119 dự định ném bom nguyên tử xuống Mặt trăng

Và dự án tuyệt mật với bí danh A119 ra đời nhằm mục đích chứng minh Mỹ vẫn là "ông lớn" trong lĩnh vực khám phá vũ trụ và thành công của Liên Xô chỉ là chớp nhoáng.

Nhà vật lý Leonard Reiffel là người được bổ nhiệm để chỉ đạo dự án tuyệt mật ném bom nguyên tử xuống Mặt trăng. Cùng nhóm với ông còn có nhà vật lý thiên văn Carl Sagan.

Theo ABC, ngoài mục đích chính phô trương sức mạnh của Mỹ, các nhà nghiên cứu còn muốn tìm hiểu kỹ về cấu trúc địa chất của bề mặt Mặt trăng.

Cụ thể, họ muốn khám phá liệu vụ nổ hạt nhân có thể khai quật được dấu hiệu của những dạng sống không xác định dưới bề mặt của Mặt trăng hay không.

Tuy nhiên, dự án tuyệt mật A119 của Mỹ "chết yểu" vì chi phí quá cao theo những tính toán sơ bộ. Ngoài ra, một lý do khác được tiến sĩ Houghton nhắc tới là lo ngại về cảnh quan của Mặt trăng bị phá hủy.

 Dự án A119 được giải mật vào năm 2000 với tiêu đề được giảm nhẹ "một nghiên cứu về các chuyến bay lên Mặt trăng". Trong cuốn sách mới "Nuking the Moon" (tạm dịch: Ném bom hạt nhân mặt trăng) của tiến sĩ Houghton, hàng loạt âm mưu tình báo của Mỹ "chết yểu" trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh được hé lộ.

img

Việc phi hành gia Mỹ đặt chân lên Mặt trăng vẫn gây nhiều tranh cãi

Thông tin về dự án tuyệt mật của Mỹ được đưa ra trong bối cảnh Bill Kaysing, một cựu binh Hải quân Mỹ, vừa tuyên bố việc phi hành gia Mỹ đặt chân lên Mặt trăng là giả mạo.

Ông Kaysing và nhiều người khác đều đặt dấu hỏi về sự vắng bóng của các vì sao trong tất cả ảnh chụp của chuyến du hành. Các thành viên trên tàu vũ trụ Apollo 11 khi trở về cũng nói rằng họ không nhìn thấy ngôi sao nào khi đáp xuống Mặt trăng.

Một dấu hỏi khác được đặt ra vì chất lượng ảnh quá cao và theo như các quan điểm trên, có dấu hiệu cắt ghép. Tỷ lệ giữa các chủ thể (phi hành gia, lá cờ, tàu không gian…) không hợp lý, lá cờ bay "không thật" hay tại sao một chuyến đáp như thế không khiến đất cát tung mù trong không trung.

Ngoài ra, nhiều góc máy dường như có cùng một ngoại cảnh, trong khi các phi hành gia đã chụp ở những địa điểm cách nhau hàng dặm.

Người từng lên Mặt Trăng nói về người ngoài hành tinh

Phi hành gia Alan Bean là người thứ 4 đặt chân lên bề mặt Mặt Trăng.