Sâu keo mùa thu gây hại hơn 15.000ha ngô, nông dân thiệt hại nặng nề
Chỉ từ tháng 4 năm 2019 khi sâu keo mùa thu chính thức xâm nhập Việt Nam thì đến tháng 7 năm 2019 loại sâu hại này đã xâm hại15.581 ha. Hiện hầu hết các vùng trồng ngô từ Bắc vào Nam đều đã bị nhiễm do sâu keo mùa thu có tốc độ lây lan nhanh, con ngài trưởng thành có thể bay xa 100km mỗi đêm. Dịch hại này còn có khả năng phát tán ra 80 loại thực vật khác nhau nếu không có biện pháp quản lý hiệu quả.
Tại các vùng bị sâu keo mùa thu tấn công, nông dân phải phun thuốc 4-5 lần nhưng cũng chỉ hạn chế được một phần, vì sâu keo phát sinh liên tục, nhiều lứa trên cùng thửa ruộng nên rất khó trừ triệt để. Nhiều hộ nản chí đã bỏ không chăm sóc và mất trắng toàn bộ.
Công nghệ giống kháng sâu keo mùa thu trên thế giới đã có mặt tại Việt Nam
“Ngay từ khi nhận được thông tin sâu keo mùa thu gây hại tại Việt Nam, với mạng lưới hoạt động trên 90 quốc gia, công ty Bayer đã khẩn trương trao đổi với các chuyên gia trên toàn cầu để tìm ra các giải pháp hiệu quả. Nhờ vậy, chúng tôi đã xác định được giống ngô kháng sâu là một trong những giải pháp tối ưu nhất để ứng phó với dịch sâu keo mùa thu. Nhờ sự ủng hộ của Chính phủ Việt Nam với các tiến bộ nông nghiệp, công nghệ này đã hoàn toàn sẵn sàng trên thị trường khi dịch sâu keo mùa thu xâm hại để bà con có thể sử dụng.
Chúng tôi vô cùng vui mừng khi thấy công nghệ này đã và đang phát huy hiệu quả tại các vùng nhiễm sâu keo mùa thu. Chúng tôi cam kết sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ để cung ứng tới nông dân các giải pháp công nghệ tiên tiến nhất để ứng phó với sự bùng phát của các dịch hại nông nghiệp do tác động của biến đổi khí hậu.” ông Weraphon Charoenpanit, giám đốc nhánh Bayer Crop Science, công ty Bayer Việt Nam chia sẻ.
Tại Việt Nam, nông dân đã được tiếp cận với hai sản phẩm giống ngô kháng sâu DK 6919S và DK 9955S của công ty Bayer. Công nghệ kháng sâu tích hợp trong hai giống ngô này đã được Bộ TN&MT cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học, Bộ NN&PTNT cấp giấy phép đủ điều kiện làm thực phẩm thức ăn chăn nuôi và công nhận giống cây trồng mới.
Công nghệ kháng sâu công ty Bayer hiện đang cung cấp là công nghệ tiên tiến nhất hiện có trên thị trường với sự có mặt của 2 protein Bt kháng sâu, đồng thời áp dụng mô hình quản lý tính kháng bằng vùng trú ẩn 5% nhằm cung cấp giải pháp phòng trừ sâu hiệu quả và bền vững.
Công nghệ giống kháng sâu đem lại hiệu quả ưu việt
Kết quả ghi nhận tại các vùng nhiễm sâu keo mùa thu cho thấy công nghệ kháng sâu của công ty Bayer mang lại khả năng kháng hiệu quả nhiều loại sâu hại thuộc bộ cánh vảy Lepidoptera bao gồm sâu đục thân, sâu đục bắp, sâu khoang và sâu keo mùa thu.
Ruộng ngô kháng sâu DK9955.
“Đầu tháng 4 nhà tôi có tra 80kg giống ngô thường nhưng bị sâu cắn phá rất nặng, phun thử đủ loại thuốc vẫn không thấy đỡ. Sau 1 tháng thì tôi quyết định phá đi vì tôi dự tính có cố thì diện tích đã bị sâu phá cũng không có năng suất mà lại tốn thêm chi phí đầu tư. May mắn lúc đó tôi gặp được cán bộ kỹ thuật công ty Bayer và được chia sẻ hiện đã có công nghệ giống giúp kháng sâu, đồng thời cho tôi xem mô hình thực tế.
Vì thế tôi quyết định chuyển sang dùng giống kháng sâu DK 6919S và DK 9955S. Tôi rất vui mừng đến giờ cây phát triển hoàn toàn khỏe mạnh, 95% diện tích không thấy bị sâu hại và không phải phun lần nào, chứ nếu như giống cũ thì đến giờ sâu phá dữ lắm rồi.” nông dân Dương Thị Đông, TK77, thị trấn nông trường Mộc Châu, tỉnh Sơn La chia sẻ.
Hiện, ghi nhận tại các vùng có sự xâm hại của sâu keo mùa thu như Hòa Bình, Thái Nguyên Phú Thọ, Thanh Hóa, Nghệ An, Sơn La, Đắk Lăk, Gia Lai, Đồng Nai, An Giang, Đồng Tháp… giống ngô kháng sâu DK 6919S và DK 9955S đã trở thành bộ đôi được bà con nông dân tin yêu nhất nhờ hiệu quả kháng sâu vượt trội từ đầu tới cuối mùa vụ, bảo vệ năng suất tối ưu.
Anh Vũ Văn Sai ở Võ Nhai, Thái Nguyên khẳng định sang năm sẽ tiếp tục sử dụng giống ngô kháng sâu.
“Nhà tôi năm nay trồng 10 mẫu ngô vừa giống thường vừa giống kháng sâu. Tháng 7 vừa rồi tôi thu hoạch khu vực giống thường thì năng suất giảm hẳn so với năm ngoái, tỉ lệ bắp thối nhiễm nấm cũng chiếm tới 34%, trong khi lại tốn thêm 5 lần phun thuốc, tổng cộngphải dùng tới 135 bình/ha, tổng chi phí cả thuốc và công phun mất thêm 5,4 triệu đồng/ ha.
Khu vực trồng giống S thì năng suất vẫn đạt mà lại không phải phun phòng trừ. Sang năm không chỉ nhà tôi mà các hộ xung quanh cũng chuyển sang dùng giống kháng sâu.”nông dân Vũ Văn Sai, Võ Nhai, Thái Nguyên chia sẻ.