Thứ bảy, 11/05/2024

Quy tắc 60-20-20 trong quản lý chi tiêu

25/09/2022 6:00 PM (GMT+7)

Thay vì lập kế hoạch cho số tiền của mình sẽ đi về đâu, bạn có thể chi tiêu tùy thích nhưng trong giới hạn danh mục. Cách quản lý này thoải mái và dễ dàng hơn nhiều.

Quy tắc 60-20-20 trong quản lý chi tiêu - Ảnh 1.


Lập ngân sách là một công cụ quan trọng cho phép bạn định hướng nơi muốn tiêu tiền của mình. Nhưng có quá nhiều quy tắc tài chính khiến bạn khó mà lựa chọn. Giới thiệu cho bạn quy tắc 60-20-20 là một cách lập ngân sách đơn giản có thể tuân theo để giúp tiết kiệm nhiều và chi tiêu ít hơn. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu quy tắc 60-20-20 là gì, cách sử dụng.

Quy tắc 60-20-20 là gì?

Quy tắc 60-20-20 là cách phân chia tỷ lệ ngân sách dựa trên phần trăm thu nhập. Điều đó có nghĩa là mỗi số trong quy tắc đại diện cho một phần thu nhập của bạn.

- 60%: Dành cho các chi phí cần thiết

- 20%: Dành cho khoản tiết kiệm

- 20%: Dành cho mong muốn cá nhân

Giống như các ngân sách dựa trên tỷ lệ phần trăm khác, quy tắc 60-20-20 rất dễ áp dụng và theo dõi. Bạn có thể sử dụng các công cụ như gửi tiền trực tiếp và chuyển khoản tiết kiệm tự động để giúp lập ngân sách tự phương pháp 60-20-20.

 

Lợi ích của quy tắc 60-20-20

Quy tắc 60-20-20 là gì và được áp dụng như thế nào trong việc quản lý chi tiêu? - Ảnh 2.

Sử dụng quy tắc 60-20-20 có thể giúp bạn hiểu rõ hơn tiền đi đâu mỗi tháng. Điều này mang lại sức mạnh để thay đổi thói quen chi tiêu hoặc tiết kiệm. Đây là một lợi ích lớn đối với tình hình tài chính cá nhân. Các lợi ích khác của phương pháp 60-20-20 bao gồm:

- Chi tiêu linh hoạt

Bạn chọn cách phân bổ tiền trong mỗi danh mục.

- Dễ để thực hiện

Xem nhanh thu nhập và chi phí hàng tháng là tất cả những gì bạn cần để bắt đầu.

- Ưu tiên tiết kiệm

Dành 20% thu nhập của bạn cho khoản tiết kiệm có nghĩa là bạn đang ưu tiên các mục tiêu tiết kiệm.

Quy tắc này cần áp dụng như thế nào?

Quy tắc 60-20-20 là gì và được áp dụng như thế nào trong việc quản lý chi tiêu? - Ảnh 3.

Quy tắc 60-20-20 chia thu nhập hàng tháng thành ba loại chi tiêu. Bạn có thể sử dụng số tiền trong mỗi danh mục để thanh toán cho một loạt sản phẩm, dịch vụ hoặc mục tiêu tiết kiệm. Hãy chia nhỏ các danh mục để hiểu rõ hơn về những mục nào thuộc từng loại.

60% cho chi phí sinh hoạt

Danh mục này bao gồm các chi phí cần thiết. Bao gồm tiền thuê nhà hoặc trả tiền nợ, tiện ích dịch vụ, cửa hàng tạp hóa và chi phí bảo hiểm.

20% để tiết kiệm

Danh mục tiết kiệm của bạn có thể bao gồm quỹ khẩn cấp, tiết kiệm hưu trí hoặc tiết kiệm giáo dục cho con cái.

20% cho những thứ không cần thiết

Khoản tiền trong 20% thu nhập còn lại của bạn có thể được sử dụng cho bất kỳ điều gì bạn muốn, chẳng hạn như ăn uống, mua sắm hoặc một kỳ nghỉ ngơi. Nhưng nên nhớ phần chi phí này được tính dựa trên thu nhập sau khi đã trả tiền thuế để không vô tình ước tính quá mức chi tiêu số tiền hàng tháng.

Cách lập ngân sách

Quy tắc 60-20-20 là gì và được áp dụng như thế nào trong việc quản lý chi tiêu? - Ảnh 4.

Áp dụng quy tắc 60-20-20 rất đơn giản, nhưng sẽ cần làm theo 1 số bước để khoa học và thống nhất.

- Cộng tổng thu nhập hàng tháng của bạn và chia thành 60%, 20% và 20%.

- Liệt kê tất cả các chi phí hàng tháng.

- Hãy tách các khoản chi tiêu thành ba loại: cần thiết, tiết kiệm và không cần thiết.

- Cộng từng loại chi phí và so sánh với thu nhập hàng tháng.

- Thực hiện các điều chỉnh khi cần thiết để phù hợp với chi phí.

Ai nên áp dụng theo quy tắc 60-20-20?

Một số người không thoải mái về việc lập ngân sách bởi vì họ nghĩ rằng đó là một sự gò ép. Trên thực tế, ngân sách chỉ đơn giản là một kế hoạch giúp bạn quản lý tiền của mình. Điều đó làm cho tính linh hoạt của quy tắc 60-20-20 mang lại lợi ích lớn cho những người mới học cách lập ngân sách.

Thay vì lập kế hoạch cho từng đồng tiền của mình sẽ đi về đâu, bạn có thể chi tiêu tùy thích nhưng trong giới hạn của từng danh mục.

Ví dụ: Một tháng, bạn có thể đi nghỉ và dành một phần đáng kể trong số 20% tiền lương cho một chuyến đi. Tháng tiếp theo, bạn chi tiêu 20% đó cho những món quà nhỏ tặng bạn bè hoặc bản thân.

Quy tắc 60-20-20 có thể không phù hợp với ai

Quy tắc 60-20-20 là gì và được áp dụng như thế nào trong việc quản lý chi tiêu? - Ảnh 6.

Tuy nhiên, quy tắc 60-20-20 sẽ không phù hợp với lối sống hoặc tình hình tài chính của một số người. Ba tình huống mà bạn có thể xem xét áp dụng quy tắc phù hợp hơn chính là:

Bạn có thu nhập thấp

Nếu bạn có thu nhập thấp có thể cần hơn 60% tiền lương cho chi phí sinh hoạt.

Chi phí sinh hoạt trong khu vực bạn đang sống quá cao

Bạn có thể cần hơn 60% thu nhập của mình cho các chi phí nếu sống ở một nơi có chi phí sinh hoạt cao.

Bạn có rất nhiều nợ

Chi tiêu 20% thu nhập cho những thứ không cần thiết không phải là ý tưởng phù hợp nếu bạn còn đang mắc nợ nhiều.

Làm thế nào để quy tắc này phù hợp với bạn

Quy tắc 60-20-20 là gì và được áp dụng như thế nào trong việc quản lý chi tiêu? - Ảnh 7.

Nếu bạn không chắc liệu quy tắc 60-20-20 có phù hợp với mình hay không, thì điều tốt nhất nên làm là thử. Hãy áp dụng thử ngân sách 60-20-20 của bạn trong ít nhất hai tháng. Bởi vì điều này giúp bạn đủ thời gian để xem ngân sách này có bền vững hay không. Cân nhắc tạo quy tắc 60-20-20 dựa trên thu nhập và chi tiêu hiện tại. Đây là một cách tốt để xem liệu bạn có điều chỉnh thói quen chi tiêu hiện tại của mình để phù hợp hay không.

Theo clevergirlfinance

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Bầu Đức: Nguồn lực mới, người mới để củng cố Hoàng Anh Gia Lai

Bầu Đức: Nguồn lực mới, người mới để củng cố Hoàng Anh Gia Lai

Hợp tác toàn diện với Ngân hàng LPBank, thêm người mới vào HĐQT và Ban kiểm soát, tích cực tuyển thêm hàng loạt kỹ sư để phục vụ nông nghiệp, CTCP Hoàng Anh Gia Lai kỳ vọng những kết quả năm tốt hơn 2023.

"Ông lớn" SK Group vẫn là cổ đông lớn tại Masan

"Ông lớn" SK Group vẫn là cổ đông lớn tại Masan

SK Group, tập đoàn lớn thứ hai Hàn Quốc sau Samsung tính theo doanh thu, vẫn là cổ đông lớn tại Masan Group và là một trong những đối tác lớn của tập đoàn đa ngành của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang.

Samsung sẽ đầu tư mỗi năm 1 tỷ USD vào Việt Nam

Samsung sẽ đầu tư mỗi năm 1 tỷ USD vào Việt Nam

Samsung cho biết sẽ đầu tư khoảng 1 tỷ USD mỗi năm trong thời gian tới tại Việt Nam, tiếp tục tăng số lượng công ty Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng của đại tập đoàn này, và đẩy mạnh hợp tác đào tạo nhân lực.

Giám đốc mới của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam là ai?

Giám đốc mới của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam là ai?

Ngân hàng Thế giới (World Bank) hôm nay 9/5 thông báo đã bổ nhiệm bà Mariam Sherman làm Giám đốc Quốc gia mới của WB tại Việt Nam, Campuchia và Lào.

Hội thảo về ETS: Sử dụng hệ thống trao đổi hạn ngạch phát thải để thúc đẩy thị trường carbon tại Việt Nam

Hội thảo về ETS: Sử dụng hệ thống trao đổi hạn ngạch phát thải để thúc đẩy thị trường carbon tại Việt Nam

Chương trình đào tạo về Hệ thống trao đổi hạn ngạch phát thải (ETS) là một phần trong hoạt động hỗ trợ của Đối tác chuyển dịch năng lượng Đông Nam Á (ETP) nhằm thúc đẩy triển khai thị trường carbon tại Việt Nam với sự hợp tác của Cục Biến đổi khí hậu (Cục BĐKH), Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT).

6 nhà máy lớn tại Việt Nam vẫn chưa cung ứng đủ, Samsung sẽ xây thêm

6 nhà máy lớn tại Việt Nam vẫn chưa cung ứng đủ, Samsung sẽ xây thêm

Samsung Electro-Mechanics (SEM), nhánh làm bán dẫn và các bộ phận máy ảnh của Tập đoàn Samsung, đang chuẩn bị xây một nhà máy mới tại Việt Nam -- nơi Samsung đang vận hành 6 nhà máy lớn.