Thứ ba, 30/04/2024

Thời đại của ly trà đá 10k cũng quét mã trả tiền: "Mình không nhớ lần cuối dùng tiền mặt là khi nào"

24/08/2023 6:53 PM (GMT+7)

Từ chỗ xa lạ cách đây không lâu, các hình thức thanh toán không tiền mặt đã và đang trở thành thói quen với nhiều người dân.

Thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) là hình thức thanh toán sử dụng các phương tiện thanh toán điện tử ứng dụng công nghệ số như: Ví điện tử, MobileBanking, InternetBanking... hoặc thanh toán gián tiếp thông qua các tổ chức tín dụng thay việc người mua và người bán trực tiếp trao đổi với nhau như thông lệ hiện nay.

Ở bất cứ nơi đâu, với một vài thao tác trên chiếc điện thoại thông minh có kết nối internet là có thể dễ dàng thanh toán mua sắm thực phẩm, đồ uống, nộp thuế và nhiều khoản phí, lệ phí hay thanh toán mọi dịch vụ từ điện, nước, viễn thông,… Thanh toán không dùng tiền mặt đã, đang phổ biến và dần trở thành thói quen của nhiều người tiêu dùng Việt Nam.

Thời đại của ly trà đá 10k cũng quét mã trả tiền: 'Mình không nhớ lần cuối dùng tiền mặt là khi nào' - Ảnh 1.

Thanh toán không dùng tiền mặt đang trở thành thói quen của nhiều người

"Có bạn còn xin chuyển dư ra để đổi lấy tiền mặt đi chợ"

Theo kịp xu hướng thời đại chuyển đổi số, các hàng rau củ, tiệm tạp hóa, quán trà đá... ở Hà Nội bắt đầu dán mã QR giúp khách thanh toán bằng tài khoản ngân hàng thay cho tiền mặt.

Ghi nhận tại chợ Xuân La (quận Tây Hồ, Hà Nội), đa số các sạp hàng đều dán mã QR thanh toán ở vị trí thuận lợi cho khách quét. Theo các tiểu thương tại đây, hình thức thanh toán không dùng tiền mặt đã và đang trở thành xu hướng tất yếu, khách mua hàng có thể dễ dàng thanh toán.

Thời đại của ly trà đá 10k cũng quét mã trả tiền: 'Mình không nhớ lần cuối dùng tiền mặt là khi nào' - Ảnh 2.

Thời đại của ly trà đá 10k cũng quét mã trả tiền: 'Mình không nhớ lần cuối dùng tiền mặt là khi nào' - Ảnh 3.

Hầu hết sạp bán hàng đều dán mã QR thanh toán ở vị trí thuận lợi cho khách quét

Bà Nguyễn Thị Hà, tiểu thương bán rau củ tại chợ Xuân La cho biết, trước khi sử dụng thanh toán số, bà rất băn khoăn và ngại thay đổi vì nghĩ thanh toán số khó làm, tuổi bà cũng đã cao nên có thể gây nhầm lẫn hoặc làm chậm, khiến khách hàng không vừa lòng. Tuy nhiên, sau khi đã quen bà cho rằng cách làm này dễ dàng, dễ hiểu, dễ sử dụng.

"Khoảng 80% khách mua hàng đều chọn hình thức thanh toán bằng cách quét mã QR, hoặc chuyển tiền qua các ứng dụng ngân hàng. Đa số đều là các bạn trẻ ngại mang theo tiền và tìm cây rút tiền tự động. Khi mua đồ gia vị chỉ hết 3 – 5 nghìn đồng khách cũng không có tiền mặt. 

Có bạn còn xin chuyển dư ra để đổi lấy tiền mặt đi chợ, nắm bắt được tâm lý khách hàng xu thế hiện đại, tôi đều đồng ý và kiểm tra kỹ lưỡng", bà Hà chia sẻ.

Thời đại của ly trà đá 10k cũng quét mã trả tiền: 'Mình không nhớ lần cuối dùng tiền mặt là khi nào' - Ảnh 4.

Thời đại của ly trà đá 10k cũng quét mã trả tiền: 'Mình không nhớ lần cuối dùng tiền mặt là khi nào' - Ảnh 5.

Bà Nguyễn Thị Hà cho rằng việc sử dụng thanh toán không tiền mặt rất thuận tiện

Cùng quan điểm với bà Hà, chị Nguyễn Thị Thanh cho biết việc sử dụng thanh toán không tiền mặt rất thuận tiện.

"Đã hơn 2 năm từ khi tôi sử dụng mã Qr để thanh toán, thực sự rất thuận tiện khi khách hàng có thể giao dịch nhanh,  đến cuối ngày chúng tôi sẽ chủ động nắm bắt được ngay các khoản thu chi trong ngày, không phải tính toán thủ công như trước. Tuy nhiên tôi không am hiểu công nghệ nên phải cẩn thận hơn khi giao dịch." Chị Thanh nói.

Thời đại của ly trà đá 10k cũng quét mã trả tiền: 'Mình không nhớ lần cuối dùng tiền mặt là khi nào' - Ảnh 6.

Thời đại của ly trà đá 10k cũng quét mã trả tiền: 'Mình không nhớ lần cuối dùng tiền mặt là khi nào' - Ảnh 7.

Thời đại của ly trà đá 10k cũng quét mã trả tiền: 'Mình không nhớ lần cuối dùng tiền mặt là khi nào' - Ảnh 8.

Việc sử dụng thanh toán không cần tiền mặt giúp khách hàng thanh toán nhanh chóng, các tiểu thương dễ dàng quản lý thu chi

Thời đại của ly trà đá 10k cũng quét mã trả tiền: 'Mình không nhớ lần cuối dùng tiền mặt là khi nào' - Ảnh 9.

Tuy nhiên, theo một số tiểu thương cho hay dù thuận tiện nhưng rất e ngại bị lừa hoặc lỗi giao dịch rồi không biết tìm lại khách kiểu gì.

Tại những điểm buôn bán nhỏ lẻ như quán trà đá, xe bán bánh mì, hàng rong… đặc biệt, trong khu vực quanh các trường đại học, không khó để bắt gặp QR Code đã được dán sẵn ở một góc xe hàng để khách hàng thuận tiện trong thanh toán các hóa đơn mua hàng. 

Hầu hết, người sử dụng QR Code tại những điểm xung quanh trường là sinh viên.

Thời đại của ly trà đá 10k cũng quét mã trả tiền: 'Mình không nhớ lần cuối dùng tiền mặt là khi nào' - Ảnh 10.

Ứng dụng của các ngân hàng hiện nay giúp mọi người tự động tạo mã QR cho tài khoản cá nhân rất dễ dàng. Vì vậy việc in và dán một mã thanh toán tại quầy rất đơn giản

Thời đại của ly trà đá 10k cũng quét mã trả tiền: 'Mình không nhớ lần cuối dùng tiền mặt là khi nào' - Ảnh 11.

Khách uống ly trà đá 10k cũng chuyển khoản cho tiện

Mã QR cũng xuất hiện ở nhiều quán trà đá. Bà Nguyễn Thị Dung mở một quầy nước trên đường Xuân Tảo chia sẻ: "Phần lớn khách uống nước hết không quá 10.000 đồng nhưng tỷ lệ người chuyển khoản tương đối cao mỗi ngày. 

Lý do chính là vì họ không có tiền lẻ hoặc đi bộ từ nhà ra và không mang tiền mặt. Bắt kịp xu thế thời đại số, tôi không ngần ngại đồng ý việc khách chỉ chuyển 3 đến 5 nghìn đồng.".

Thời đại của ly trà đá 10k cũng quét mã trả tiền: 'Mình không nhớ lần cuối dùng tiền mặt là khi nào' - Ảnh 12.

Chị Ngọc Hà - chủ một quán coffee tại Tây Hồ, cho biết, khách đến cửa hàng hiện nay 70% đều thực hiện chuyển khoản, đa phần là các bạn rất trẻ trong độ tuổi từ 17 – 25.

Thời đại của ly trà đá 10k cũng quét mã trả tiền: 'Mình không nhớ lần cuối dùng tiền mặt là khi nào' - Ảnh 13.

Quán của chị Ngọc Hà in mã QR đặt tại vị trí quầy thanh toán để khách có thể dễ dàng nhận biết.

"Tôi rất hiếm khi phải dùng tới tiền mặt, rất tiện lợi. Bản thân tôi cũng ít khi để nhiều tiền trong người khi ra ngoài. Tôi thấy việc dùng ứng dụng trên điện thoại để thanh toán ngày nay như một thói quen vậy", chị Hà nói.

Loại hình thanh toán nhanh được áp dụng tại rất nhiều cửa hàng ở Hà Nội trong thời gian gần đây. Một số nơi còn giảm giá cho khách khi thanh toán bằng các ứng dụng để kích thích nhu cầu sử dụng công nghệ.

Rất ít người trẻ còn mua sắm bằng tiền mặt

Thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) đang trở thành phương thức thanh toán phổ biến rộng rãi ở những người trong độ tuổi lao động, đặc biệt là sinh viên - thế hệ GenZ, những người sinh ra trong thời đại công nghệ bùng nổ, được mệnh danh là những "công dân thời đại kỹ thuật số".

Đã trở thành thói quen, bạn Trần Huyền Diệu (20 tuổi, sinh viên của 1 trường đại học tại Hà Nội) cho biết, việc sử dụng số dư tài khoản ngân hàng để chi trả, mua sắm đã thành thói quen từ lâu của Diệu cũng như nhiều bạn trẻ.

"Điện thoại có thể giúp mình làm mọi thứ. Mình sử dụng nó để trả tiền tiền thuê nhà, mua sắm trực tuyến, mua hàng tạp hóa ở… Việc ra đường chỉ với chiếc điện thoại đã thành thói quen, mình nghĩ không có điều gì mà chiếc điện thoại không thể làm được."

Thời đại của ly trà đá 10k cũng quét mã trả tiền: 'Mình không nhớ lần cuối dùng tiền mặt là khi nào' - Ảnh 14.

Bạn Trần Huyền Diệu cho rằng việc sử dụng số dư tài khoản ngân hàng để chi trả, mua sắm đã thành thói quen từ lâu của Diệu cũng như nhiều bạn trẻ

"Từ khi lên đại học, hầu như tất cả giao dịch, thanh toán cá nhân của tôi trong ngày đều thực hiện thông qua việc quét QR Code, hay chuyển khoản.  Đến bây giờ tôi rất ngại khi phải rút tiền và mang theo tiền mặt, tôi uống một cốc trà đá có giá từ 3.000 - 5.000 đồng cũng tiện tay quét QR Code để thanh toán". Bạn Quyết Thắng (sinh viên Học viện Hành Chính Quốc Gia) cho hay.

Thời đại của ly trà đá 10k cũng quét mã trả tiền: 'Mình không nhớ lần cuối dùng tiền mặt là khi nào' - Ảnh 15.

Bạn Thắng đặt hình nền điện thoại là mã Qr để dễ dàng nhận tiền từ người khác

Với hình thức thanh toán đa dạng (Internet Banking, Mobile Banking, QR Code, thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ, ví điện tử…), giới trẻ có thể thanh toán cho các nhu cầu thiết yếu một cách nhanh chóng và tiện lợi.

"Mình không nhớ lần cuối mình sử dụng tiền mặt là khi nào. Mình hay quét QR Code để thanh toán cho các nhu cầu cá nhân vì tiện lợi hơn nhiều so với thanh toán bằng tiền mặt. Phương thức thanh toán  này, mình thấy cực kỳ an toàn khi không phải mở ví để lấy tiền, tránh trường hợp vô tình làm rơi tiền hoặc tệ hơn là bị cướp giật", bạn Đồng Thu Hương, sinh viên trường Đại học Nội Vụ chia sẻ.

Những chia sẻ của các bạn trẻ thế hện GenZ ở trên, cũng là quan điểm chung của nhiều bạn trẻ ngày nay. Việc sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt đã và đang phổ biến và dần trở thành thói quen của nhiều người tiêu dùng Việt Nam.

Theo Phụ nữ Việt Nam

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Vì sao ngân hàng Republic First Bank phá sản?

Vì sao ngân hàng Republic First Bank phá sản?

Nước Mỹ vừa ghi nhận ngân hàng đầu tiên bị phá sản trong năm 2024. Lý do là Republic First Bank đã phải chịu nhiều sức ép vì chi phí cao và biên lợi nhuận giảm.

Lượng khách qua đường hàng không dịp cao điểm lễ sụt giảm

Lượng khách qua đường hàng không dịp cao điểm lễ sụt giảm

Lễ 30/4 - 1/5 năm nay, Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất khai thác trung bình mỗi ngày khoảng 720 chuyến bay, thấp hơn các dịp cao điểm trước đó

Người Sài Gòn đổ vào trung tâm thương mại trốn nóng lễ 30/4, phải xếp hàng mới có chỗ ăn uống

Người Sài Gòn đổ vào trung tâm thương mại trốn nóng lễ 30/4, phải xếp hàng mới có chỗ ăn uống

Trời nắng gay gắt, vì vậy, người dân, du khách tại TP.HCM đổ về các trung tâm thương mại để vui chơi, ăn uống, trốn nóng. Khách phải xếp hàng chờ đến lượt trước các nhà hàng, quán ăn.

Giọt nước mát giữa mùa nắng hạn

Giọt nước mát giữa mùa nắng hạn

Nằm trong chương trình vận chuyển nước sạch đến với người dân vùng nắng hạn, hôm nay (29/4), những chuyến xe mang tên " Cùng TTC – Mát lòng mùa nắng hạn" đã có mặt tại huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre để chuyển nước sạch đến bà con nơi đây.

Nguồn nước nghĩa tình, giúp bà con mát lòng mùa nắng hạn

Nguồn nước nghĩa tình, giúp bà con mát lòng mùa nắng hạn

“Cùng TTC – mát lòng mùa nắng hạn” là hoạt động nằm trong chương trình mang nước sạch đến với bà con vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong những ngày nắng hạn do Tập đoàn TTC phát động.

Ngân hàng nào dồn 1/3 vốn cho vay vào bất động sản?

Ngân hàng nào dồn 1/3 vốn cho vay vào bất động sản?

Tổng dư nợ cho vay bất động sản tại VPBank hiện nay khoảng 90.000 tỷ đồng, chiếm 34-35% tổng số dư nợ của nhà băng này, lãnh đạo VPBank cho biết tại Đại hội đồng cổ đông 2024 của ngân hàng vào hôm nay 29/4.