Thứ ba, 30/04/2024

Thủ tướng yêu cầu làm rõ nguyên nhân du lịch Việt Nam "đi trước về chậm", mở cửa sớm nhưng khách quốc tế đến thấp

15/03/2023 10:47 AM (GMT+7)

Ngoài nguyên nhân dịch bệnh, tình hình chung của thế giới, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu làm rõ nguyên nhân chủ quan vì sao du lịch Việt Nam mở cửa sớm nhưng lại "đi trước về chậm"? Tại sao tỷ lệ khách du lịch quốc tế trở lại Việt Nam còn thấp?…

Sáng nay, 15/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về du lịch năm 2023, với chủ đề “Đẩy nhanh phục hồi - Tăng tốc phát triển”. 

Hội nghị diễn ra sau đúng 1 năm Việt Nam mở cửa du lịch trở lại, kể từ ngày 15/3/2022, với sự tham dự của lãnh đạo các bộ, ngành, 63 tỉnh, thành phố và các hiệp hội, doanh nghiệp du lịch, hàng không lớn của các nước. Hội nghị được tường thuật trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ.

Đâu là nguyên nhân du lịch Việt Nam "đi trước về chậm"

Mở cửa du lịch trở lại từ ngày 15/3/2022, Việt Nam được Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) nhận định là một trong những nước có chính sách mở cửa cởi mở trên thế giới. Toàn ngành đã có cơ hội lớn để thúc đẩy du lịch phục hồi sau Covid-19.

Số lượng khách quốc tế đến Việt Nam năm 2022 đạt gần 3,7 triệu lượt người, tổng thu từ khách du lịch đạt 495.000 tỷ đồng (vượt 23% so với kế hoạch năm 2022). Tuy vậy, lượng khách quốc tế đến Việt Nam vẫn chưa đạt được như kỳ vọng.

Thủ tướng yêu cầu làm rõ nguyên nhân du lịch Việt Nam mở cửa sớm nhưng lại "đi trước về chậm" - Ảnh 1.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về du lịch năm 2023 với chủ đề “Đẩy nhanh phục hồi - Tăng tốc phát triển”. Ảnh: VGP

Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá, nhìn lại những năm phòng, chống dịch vừa qua, ngành du lịch bị thiệt hại nặng nề. Dù là nước đông dân, đang phát triển, nền kinh tế đang chuyển đổi, song Việt Nam là nước chống dịch và kiểm soát dịch bệnh tốt, mở cửa sớm. Tuy nhiên, so các nước trong khu vực, năm 2022, Việt Nam chưa đạt mục tiêu thu hút khách du lịch.

Ông đề nghị các Bộ ngành, địa phương, doanh nghiệp tập trung suy nghĩ, nghiên cứu, đánh giá việc phát triển ngành du lịch đi đúng hướng chưa, đã tận dụng tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của từng địa phương, từng vùng, cả nước chưa.

Đặc biệt, Thủ tướng nhấn mạnh ngoài những nguyên nhân như dịch bệnh, xung đột Nga - Ukraine thì đâu là nguyên nhân chủ quan khi mà du lịch Việt Nam mở cửa sớm nhưng lại "đi trước về chậm"? 

Một loạt vấn đề khác liên quan cũng được Thủ tướng Phạm Minh Chính gợi mở: Tại sao tỷ lệ khách du lịch quốc tế trở lại Việt Nam còn thấp? Các giải pháp đúng và trúng chưa? Tại sao vẫn có tình trạng manh múm trong du lịch? Chúng ta đã làm tốt công tác quảng bá, xúc tiến du lịch chưa? Vì sao thông tin cho khách du lịch còn thiếu, yếu mặc dù đã thúc đẩy kinh tế số, chuyển đổi số?

Phát triển du lịch phải gắn với công nghiệp văn hóa

Theo Thủ tướng Chính phủ, hội nghị này được tổ chức nhằm nhìn lại việc phát triển ngành du lịch thời gian qua, đánh giá những việc đã làm được, chưa làm được, trên cơ sở nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm quốc tế phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh Việt Nam, đưa ra nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới để vượt qua những khó khăn.

Thủ tướng yêu cầu làm rõ nguyên nhân du lịch Việt Nam mở cửa sớm nhưng lại "đi trước về chậm" - Ảnh 3.

Năm 2022, số lượng khách quốc tế đến Việt Nam năm 2022 đạt gần 3,7 triệu lượt người, chưa đạt mục tiêu 5 triệu đặt ra . Ảnh: Hồng Phúc

Thủ tướng yêu cầu trong bối cảnh này phải biến nguy thành cơ, tận dụng những kinh nghiệm, thời cơ đã có, phát huy tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của đất nước và của ngành du lịch so các nước trong khu vực và thế giới để phát triển nhanh và bền vững.

Thủ tướng đề nghị tập trung thảo luận, đề xuất các giải pháp đột phá trong thời gian tới, nhất là vấn đề hạ tầng, xúc tiến và quảng bá như thế nào? Cùng với đó là vấn đề vệ sinh môi trường, vấn đề huy động nguồn lực hợp tác công tư để phát triển du lịch, chính sách visa…

Ông khẳng định cần phát triển du lịch gắn với công nghiệp văn hoá, công nghiệp giải trí, du lịch không thể phát triển một mình, du lịch không thể phát triển nếu hạ tầng, văn hóa không phát triển, du lịch không thể phát triển mạnh nếu công nghiệp văn hóa không phát triển mạnh, bền vững.

Thủ tướng nhấn mạnh Chính phủ, các bộ, ngành, doanh nghiệp, hiệp hội, người dân phải chung tay phát triển ngành du lịch, tìm ra hướng đi phù hợp trên cơ sở điều kiện, hoàn cảnh đặc thù của đất nước, linh hoạt, không máy móc.

Chính phủ sẽ có Nghị quyết tháo gỡ khó khăn cho du lịch

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết sau hội nghị này, Chính phủ dự kiến ban hành một Nghị quyết để tháo gỡ khó khăn cho ngành du lịch, tương tự như các nghị quyết sau các hội nghị của Chính phủ tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, y tế thời gian qua.

Chính phủ sẽ triển khai các công việc thuộc thẩm quyền, nếu vượt thẩm quyền thì đề xuất, báo cáo các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Lượng khách qua đường hàng không dịp cao điểm lễ sụt giảm

Lượng khách qua đường hàng không dịp cao điểm lễ sụt giảm

Lễ 30/4 - 1/5 năm nay, Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất khai thác trung bình mỗi ngày khoảng 720 chuyến bay, thấp hơn các dịp cao điểm trước đó

Người Sài Gòn đổ vào trung tâm thương mại trốn nóng lễ 30/4, phải xếp hàng mới có chỗ ăn uống

Người Sài Gòn đổ vào trung tâm thương mại trốn nóng lễ 30/4, phải xếp hàng mới có chỗ ăn uống

Trời nắng gay gắt, vì vậy, người dân, du khách tại TP.HCM đổ về các trung tâm thương mại để vui chơi, ăn uống, trốn nóng. Khách phải xếp hàng chờ đến lượt trước các nhà hàng, quán ăn.

Giọt nước mát giữa mùa nắng hạn

Giọt nước mát giữa mùa nắng hạn

Nằm trong chương trình vận chuyển nước sạch đến với người dân vùng nắng hạn, hôm nay (29/4), những chuyến xe mang tên " Cùng TTC – Mát lòng mùa nắng hạn" đã có mặt tại huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre để chuyển nước sạch đến bà con nơi đây.

Nguồn nước nghĩa tình, giúp bà con mát lòng mùa nắng hạn

Nguồn nước nghĩa tình, giúp bà con mát lòng mùa nắng hạn

“Cùng TTC – mát lòng mùa nắng hạn” là hoạt động nằm trong chương trình mang nước sạch đến với bà con vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong những ngày nắng hạn do Tập đoàn TTC phát động.

Ngân hàng nào dồn 1/3 vốn cho vay vào bất động sản?

Ngân hàng nào dồn 1/3 vốn cho vay vào bất động sản?

Tổng dư nợ cho vay bất động sản tại VPBank hiện nay khoảng 90.000 tỷ đồng, chiếm 34-35% tổng số dư nợ của nhà băng này, lãnh đạo VPBank cho biết tại Đại hội đồng cổ đông 2024 của ngân hàng vào hôm nay 29/4.

Nắng nóng, các điểm vui chơi tại TP.HCM vẫn đông đúc dịp lễ 30/4

Nắng nóng, các điểm vui chơi tại TP.HCM vẫn đông đúc dịp lễ 30/4

Người dân TP.HCM bắt đầu đổ về các điểm tham quan, vui chơi nhiều hơn vào ngày 29/4, tức ngày thứ ba của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, bất chấp nắng nóng. Suối Tiên, Thảo Cầm Viên Sài Gòn nhộn nhịp, khách chuộng những nơi có nhiều khu vực "giải nhiệt".