Thứ ba, 30/04/2024

Trò lố

31/03/2023 7:00 PM (GMT+7)

Những ngày qua, môi trường giải trí của nước nhà thêm một lần được khuấy động rôm rả khi người ta bàn ra tán vào về dự án phim của một nhân vật giải trí từng tốn bao giấy mực của một bộ phận báo chí, truyền thông.

Chưa biết bộ phim nội dung hay-dở ra sao, nhưng ngay sau khi công bố dự án với cái tên phim nửa Việt nửa Tây cũng đủ gây sự tò mò cho một bộ phận công chúng hiếu kỳ. Đây là dự án phim về một ca sĩ được nhiều người tung hô, nhưng cũng gây ra không ít dư luận trái chiều bởi cái sự ngông của họ.

Giờ đây, người trong cuộc lại “bôi son trát phấn” vào tiểu sử, cuộc đời, sự nghiệp của mình với những mỹ từ nào là “hào quang”, nào là “rực rỡ”, rồi "cả gan" tự nhận mình là “the king” (vị vua) nhưng sau khi bị công chúng đồng loạt phản ứng thì đã phải tự bỏ danh xưng "vĩ cuồng" này ra khỏi tên phim.

Trò lố “thần thánh hóa” bản thân - Ảnh 1.

ảnh minh họa


Ngay từ khi mới giới thiệu dự án phim mà đã làm dư luận “đùng đùng nổi sóng” như thế, rồi đây khi bộ phim hoàn thành, ra mắt, trình chiếu trước công chúng, rất có thể người ta lại được chứng kiến một cơn “bão truyền thông” bởi cuộc đời, công việc và cả những góc khuất của nhân vật chính trong phim sẽ xuất hiện tràn ngập trên mặt báo và mạng xã hội.

Bấy lâu nay, công chúng cảm thấy quá bội thực những cái danh hiệu “kêu như chuông” do chính giới showbiz tự phong và một bộ phận báo chí, truyền thông tung hô, hết “Ông hoàng nhạc Việt”, “Nữ hoàng nhạc pop Việt”, lại đến “Giáo sư âm nhạc”, “Nữ hoàng âm nhạc dân gian”, “Thánh nữ bolero”, “Vua nhạc rap Việt”... Không một cơ quan có trách nhiệm nào phong tặng, thế mà người ta vẫn ung dung tự cho mình cái quyền được hưởng vị thế “giáo sư, ông hoàng, thánh nữ, ông vua”... mới thấy cái sự nhiễu nhương, bát nháo của những danh xưng hão huyền trong giới showbiz!

Có điều rất đáng suy ngẫm (và cũng là nỗi đau đối với những người làm phim chân chính) là không ít bộ phim về các nhân vật lịch sử (lãnh tụ, danh nhân, anh hùng...) được đầu tư khá công phu về mặt nội dung kịch bản, đạo diễn, diễn xuất, phim trường và ý nghĩa chính trị-xã hội, nhưng do không được đầu tư bài bản về mặt truyền thông, quảng bá sâu rộng nên khi phim ra đời không có sức hút mạnh mẽ đối với công chúng, thậm chí sớm rơi vào tình cảnh tẻ nhạt, èo uột.

Trong khi đó, nhiều phim do tư nhân làm, chi phí cho khâu “PR”, quảng bá tốn khoảng một phần ba tổng kinh phí làm phim. Đấy là chưa kể nhiều dự án phim của tư nhân thời nay có đủ chiêu trò “lăng xê” suốt quá trình làm phim, từ khâu ra mắt dự án, bấm máy đến quy trình sản xuất, làm hậu kỳ và cả những vấn đề hậu trường để thường xuyên “hâm nóng” sự quan tâm, theo dõi của khán giả.

Tất nhiên, không phủ nhận những nỗ lực, sáng tạo của các dự án phim do tư nhân làm để bán được nhiều vé, hút đông khách tới rạp và có doanh thu cao. Tuy nhiên, nếu làm phim mà  chủ yếu “chiều lòng” một bộ phận công chúng hiếu kỳ, sẵn sàng bỏ tiền ra để biết “cuộc đời, sự nghiệp” và cả góc khuất của những “ông hoàng, bà chúa, nữ thánh” trong giới showbiz trên màn ảnh, thì những phim về đề tài “hot”, “sến” như thế liệu có đưa khán giả hướng đến những giá trị chân-thiện-mỹ đích thực?

Nếu báo chí, truyền thông, cơ quan quản lý văn hóa và những người có trách nhiệm đối với nền điện ảnh nước nhà không tỉnh táo, sáng suốt, thận trọng trong truyền thông, quảng bá, định hướng dư luận và sát sao, chặt chẽ trong quản lý, thẩm định, cấp phép, thì tới đây, rất có thể không chỉ các nhân vật giải trí được “thần thánh hóa” bản thân thông qua phim ảnh, mà bất cứ ai lắm tiền nhiều của, thích chơi ngông, thích chơi trội cũng có cơ hội được “đánh bóng” cuộc đời, tiểu sử của cá nhân mình trên màn ảnh rộng. Điều đó thật nguy thay!

Theo QĐND

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Bí quyết trồng thanh trà ngọt của lão nông ở miền Tây

Bí quyết trồng thanh trà ngọt của lão nông ở miền Tây

Lần đầu tiên làm nghịch vụ, lão nông Huỳnh Văn Cập đã bán toàn bộ số lượng thanh trà ngọt cho siêu thị với giá 160.000 đồng/kg.

Người Sài Gòn đổ vào trung tâm thương mại trốn nóng lễ 30/4, phải xếp hàng mới có chỗ ăn uống

Người Sài Gòn đổ vào trung tâm thương mại trốn nóng lễ 30/4, phải xếp hàng mới có chỗ ăn uống

Trời nắng gay gắt, vì vậy, người dân, du khách tại TP.HCM đổ về các trung tâm thương mại để vui chơi, ăn uống, trốn nóng. Khách phải xếp hàng chờ đến lượt trước các nhà hàng, quán ăn.

Độc lạ 'bến đèn pin' buôn bán hải sản sớm tinh mơ

Độc lạ 'bến đèn pin' buôn bán hải sản sớm tinh mơ

Khoảng 4h kém, khi mặt trời còn chưa lên, những chiếc thuyền thúng của ngư dân làng chài An Hải, Thôn Phước Đồng, xã An Hải, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên nhẹ nhàng vượt sóng vận chuyển cá, mực… từ ghe đưa vào bờ. Mỗi người đều đội trên đầu một chiếc đèn pin soi sáng để phân chia từng loại hải sản. 

Những điểm ngắm sen tuyệt đẹp ở Đồng Tháp dịp lễ 30-4 và 1-5

Những điểm ngắm sen tuyệt đẹp ở Đồng Tháp dịp lễ 30-4 và 1-5

Đồng Tháp là mệnh danh là “đất sen hồng”. Từ đồng ruộng đến thành thị ở Đồng Tháp, đâu đâu cũng bắt gặp những cánh sen hồng tỏa hương quanh năm.

Điểm đến lý tưởng ở miền Tây không thể bỏ qua dịp lễ 30-4 và 1-5

Điểm đến lý tưởng ở miền Tây không thể bỏ qua dịp lễ 30-4 và 1-5

Dịp lễ 30-4 và 1-5, du khách chỉ mất khoảng 3,5 giờ di chuyển bằng ô tô từ TP HCM đến Cáp treo núi Sam.

Nắng nóng, các điểm vui chơi tại TP.HCM vẫn đông đúc dịp lễ 30/4

Nắng nóng, các điểm vui chơi tại TP.HCM vẫn đông đúc dịp lễ 30/4

Người dân TP.HCM bắt đầu đổ về các điểm tham quan, vui chơi nhiều hơn vào ngày 29/4, tức ngày thứ ba của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, bất chấp nắng nóng. Suối Tiên, Thảo Cầm Viên Sài Gòn nhộn nhịp, khách chuộng những nơi có nhiều khu vực "giải nhiệt".