Thứ sáu, 17/05/2024

Vì sao bluechip có thể tận dụng tốt vốn quốc tế?

26/10/2023 7:27 PM (GMT+7)

Các công ty có quy mô và vốn hóa thị trường lớn, được nhà đầu tư quan tâm có thể khai thác kênh phát hành trái phiếu quốc tế và chuyển đổi thành cổ phiếu hoặc vay nhiều vốn nước ngoài.

Vingroup đảo nợ thành công

Tập đoàn Vingroup ngày 26/10 cho biết vừa hoàn thành đợt phát hành 250 triệu USD trái phiếu quốc tế có quyền chọn nhận cổ phiếu VHM của Vinhomes để mua lại một phần trái phiếu quốc tế phát hành tháng 4/2021.

Vì sao bluechip có thể tận dụng tốt vốn quốc tế để đảo nợ? - Ảnh 1.

Thông báo ngày 26/10/2023 của Vingroup về việc phát hành 250 triệu USD trái phiếu quốc tế.

Đây là trái phiếu hoán đổi trên thị trường quốc tế đầu tiên của một doanh nghiệp Việt Nam trong năm 2023. Thương vụ cho thấy sự quan tâm của giới đầu tư quốc tế đến Vinhomes, đại diện cho mảng bất động sản của Vingroup (mã VIC).

Lô trái phiếu 250 triệu USD này có kỳ hạn 5 năm (sẽ đáo hạn năm 2028) và được chào bán với giá 200.000 USD/trái phiếu. 

Vingroup không công bố lãi suất của trái phiếu nhưng theo một số nguồn tin, lãi suất trong khoảng 9,5% -10%/năm, trả hàng quý và được tính bằng USD. Mục đích của đợt phát hành mới này là đảo nợ cho đợt phát hành trái phiếu quốc tế 500 triệu USD (gấp đôi lần này) vào tháng 4/2021 với kỳ hạn 5 năm, lãi suất cố định chỉ 3%/năm.

Vì sao bluechip có thể tận dụng tốt vốn quốc tế để đảo nợ? - Ảnh 2.

Thông báo ngày 25/10 của Vingroup đến các trái chủ về việc mua lại trái phiếu quốc tế phát hành năm 2021.

Theo thông báo đến các trái chủ ngày 25/10, tổ chức phát hành ước tính có thể hoán đổi thành 127,5 triệu cổ phiếu nếu hoán đổi toàn bộ 500 triệu USD trái phiếu.

Masan vay nhanh 1,25 tỷ USD 

Ở Việt Nam, các cổ phiếu loại bluechip gồm các công ty như FPT, Vingroup, Vinhomes, Vinamilk, Masan, Thế giới Di động, Vietcombank, Tập đoàn Hòa Phát, Vàng bạc đá quý Phú Nhuận… Trong đó, Masan được biết đến là một doanh nghiệp từng thành công trong huy động vốn nước ngoài.

Cổ phiếu của các công ty quy mô lớn, vốn hóa thị trường lớn, độ rủi ro thấp và nhà đầu tư quan tâm được gọi là bluechip.

Thuật ngữ bluechip bắt nguồn từ loại phỉnh đổi tiền khi chơi bài tại các sòng bạc. Chip là phỉnh nhựa để đổi tiền và trong các màu thẻ, chip màu xanh blue có giá trị cao nhất.

Tại đại hội cổ đông tháng 4/2023, Masan thông qua kế hoạch sẽ phát hành tối đa 500 triệu USD trái phiếu chuyển đổi ra thị trường quốc tế. Đây là loại trái phiếu không có bảo đảm và không kèm chứng quyền có thời hạn 5 năm từ ngày phát hành.

Kế hoạch này được nối tiếp sau những đợt vay lớn liền trước đó. Tháng 11/2022, tập đoàn của doanh nhân Nguyễn Đăng Quang được giải ngân tổng cộng 600 triệu USD (khoảng 15.000 tỷ đồng), là khoản vay hợp vốn nước ngoài có kỳ hạn 5 năm từ nhiều tổ chức và có giá trị lớn trong lĩnh vực kinh tế tư nhân tại Việt Nam.

Ngày 10/3/2023, Masan công bố hoàn tất chuỗi sự kiện giới thiệu cơ hội đầu tư vào gói tín dụng hợp vốn từ nước ngoài lên đến 650 triệu USD. Như vậy, chỉ trong vòng 4 tháng, Masan đã chạm tay vào 1,25 tỷ USD vốn nước ngoài.

Vì sao bluechip có thể tận dụng tốt vốn quốc tế? - Ảnh 4.

Masan huy động được 1,25 tỷ USD trong vòng vài tháng. Ảnh: Masan

Vốn từ ông lớn IFC

Tháng 9/2023, Công ty Tài chính Quốc tế IFC là thành viên của nhóm Ngân hàng Thế giới (World Bank) đăng ký mua thành công trái phiếu liên kết bền vững từ BIM Land và Công ty cổ phần Thanh Xuân (cả hai thuộc BIM Group) với tổng giá trị 150 triệu USD, tương đương khoảng 3.500 tỷ đồng.

Theo IFC (chuyên đầu tư vào khối kinh tế tư nhân), công ty này mua trái phiếu của BIM Land và Thanh Xuân vì đã ghi nhận chiến lược phát triển bền vững do BIM Group thực hiện bền bỉ và thực chất trong mọi lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của BIM, bao gồm bất động sản.

Về thương vụ trái phiếu 150 triệu USD này, ông Thomas Jacobs, Giám đốc Quốc gia IFC tại Việt Nam, Campuchia và Lào cho biết: "Vốn tư nhân là chìa khóa quan trọng cho quá trình chuyển đổi xanh của Việt Nam. Việc BIM Land phát hành thành công trái phiếu liên kết bền vững là tín hiệu tốt đẹp, thúc đẩy các doanh nghiệp tại Việt Nam tích cực sử dụng các công cụ tài chính xanh như một nguồn vốn hiệu quả cho các dự án đổi mới sáng tạo về môi trường. Nguồn tài trợ của IFC cũng sẽ khuyến khích các công ty bất động sản phát triển gắn kết lợi ích của họ với hoạt động đầu tư có trách nhiệm và huy động vốn từ các thị trường vốn xanh".


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

“Đã thèm” với lễ hội Bánh mì tại TP.HCM

“Đã thèm” với lễ hội Bánh mì tại TP.HCM

Lễ hội Bánh mì đang diễn ra tại TP.HCM thu hút rất đông người dân và du khách. Lễ hội năm nay thay đổi địa điểm tổ chức, kỳ vọng mang lại nhiều trải nghiệm thú vị về ẩm thực cho khách tham quan.

Sản phẩm cân bằng dinh dưỡng của Meiji đã có mặt tại thị trường Việt Nam

Sản phẩm cân bằng dinh dưỡng của Meiji đã có mặt tại thị trường Việt Nam

Công ty Cổ phần Sóng Thần Hà Nội (Magicwave) vừa phối hợp với Công ty TNHH Meiji Food Việt Nam tổ chức “Lễ ra mắt sản phẩm cân bằng dinh dưỡng MeiBalance của hãng sản xuất Meiji Nhật Bản và công bố hệ thống phân phối sản phẩm MeiBalance chính hãng tại Việt Nam”.

Điện mặt trời áp mái tại các trụ sở công TP.HCM sẽ đạt hiệu quả cao

Điện mặt trời áp mái tại các trụ sở công TP.HCM sẽ đạt hiệu quả cao

Tổng số trụ sở các cơ quan, đơn vị ở TP.HCM có điện mặt trời áp mái là 440 trụ sở với tổng công suất lắp đặt 43,312MWp; dự kiến tổng mức đầu tư khoảng 650 tỷ đồng, theo ông Nguyễn Phương Duy, Phó trưởng phòng Quản lý năng lượng, Sở Công Thương TP.HCM.

Vì sao Việt Nam nên "hãm phanh" trong phân khúc khách sạn, resort hạng sang?

Vì sao Việt Nam nên "hãm phanh" trong phân khúc khách sạn, resort hạng sang?

Mỗi năm tại Việt Nam có đến gần 20 triệu phòng trống ở các khách sạn bốn và năm sao, theo công ty tư vấn bất động sản Knight Frank. Vì vậy, các chủ đầu tư cần đi chậm lại trong phân khúc này.

TP.HCM thúc đẩy phát triển năng lượng sạch từ hơn 11 triệu USD của USAID

TP.HCM thúc đẩy phát triển năng lượng sạch từ hơn 11 triệu USD của USAID

Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Sở Công Thương TP.HCM hôm nay 17/5 tổng kết kết quả về hợp tác thúc đẩy năng lượng tái tạo và sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sau 5 năm tại thành phố.

TP.HCM: Tạm giữ hơn 700 nhẫn, dây chuyền, lắc tay không rõ nguồn gốc

TP.HCM: Tạm giữ hơn 700 nhẫn, dây chuyền, lắc tay không rõ nguồn gốc

Cục Quản lý thị trường TP.HCM đã kiểm tra 35 cơ sở kinh doanh vàng tại thành phố và tạm giữ 719 sản phẩm vi phạm.