Thứ sáu, 26/04/2024

"Xanh hóa" xuất khẩu nông sản

26/01/2023 8:14 AM (GMT+7)

Trên con đường “xanh hóa” xuất khẩu nông sản Việt theo xu hướng chung của thế giới, nên bắt đầu từ đâu? Sẽ không khó để trả lời câu hỏi này nếu ngành nông nghiệp Việt Nam quan tâm nhiều hơn tới canh tác hữu cơ, tới “hợp tác và liên kết” và bắt đầu từ hành động tập thể, kiên trì thay đổi tư duy.

Tôi rất ấn tượng với những chia sẻ gần đây của ông Bartosz Cieleszynski, Phó trưởng Ban Thương mại, Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam, đó là “nền kinh tế định hướng xuất khẩu như Việt Nam, công nghệ xanh và thương mại bền vững nên bắt đầu từ các ngành chủ lực xuất khẩu như nông - lâm - ngư - nghiệp”.

Khuyến khích canh tác hữu cơ

Hãy nhìn xem ví dụ về xuất khẩu (XK) nông sản Việt Nam vào EU. Điều kiện đầu tiên cần đáp ứng là việc tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và tính bền vững trong chuỗi cung ứng nhằm XK sang EU. Nhất là trong bối cảnh ngày càng gia tăng số lượng cảnh báo kiểm tra về thuốc trừ sâu và dư lượng phân bón cũng như các biện pháp kiểm soát tại biên giới EU - đặc biệt là đối với thanh long, rau thơm, đậu bắp, ớt, mì và các sản phẩm thuỷ hải sản.

"Xanh hóa" xuất khẩu nông sản - Ảnh 1.

Nông dân Việt Nam vốn đã quen thuộc với kiểu canh tác hữu cơ truyền thống.

Ông Cieleszynski có lời khuyên rằng “cơ quan chức năng của Việt Nam cần làm việc chặt chẽ với nông dân, hội nông dân và các bên liên quan để xác định những hạn chế trong chuỗi sản xuất, bao gồm việc quản lý thực hành nông nghiệp tốt, nhằm nâng cao nhận thức về giới hạn dư lượng tối đa (MRL) của EU”.

Thêm nữa, một lưu ý quan trọng là EU tập trung khuyến khích canh tác hữu cơ vì tất cả lợi ích mà sản phẩm hữu cơ mang đến cho môi trường, nước, đất, hệ sinh vi sinh, động vật, thu nhập của nông dân, tạo việc làm, phát triển nông thôn…

Đây là lý do vì sao trong Thoả thuận xanh Châu Âu nhằm trung hoà khí hậu cho năm 2050, EU đã đặt mục tiêu đạt được 25% diện tích đất nông nghiệp của EU được canh tác hữu cơ vào năm 2030 và tăng đáng kể nuôi trồng thuỷ sản hữu cơ. 

Theo ông Cieleszynski, việc nhập khẩu các sản phẩm hữu cơ từ Việt Nam phát triển có hệ thống trong vài năm trở lại đây, với các sản phẩm đa dạng như trái cây nhiệt đới, rau củ quả, thực phẩm chế biến sẵn, thuỷ sản và hàng hoá. Với tầm nhìn quan trọng ngày càng tăng của canh tác hữu cơ tại EU, các nhà XK từ Việt Nam nên cân nhắc chú trọng hơn vào việc quảng bá khái niệm canh tác hữu cơ nhằm đáp ứng tốt hơn sở thích của người tiêu dùng Châu Âu.

Xét về canh tác hữu cơ trên con đường “xanh hoá” XK như ông Cieleszynski chia sẻ, thấy rằng Việt Nam là quốc gia có truyền thống nông nghiệp lâu đời, có chế độ khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều, có hệ động thực vật phong phú, nhiều diện tích đất ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa còn đang trong tình trạng nguyên sơ (chưa bị ảnh hưởng bởi thâm canh hoá học hoá nông nghiệp). Do đó, như những gì mà ngành nông nghiệp hữu cơ trong nước đã, đang và sẽ làm thì dư địa và cơ hội phát triển nông nghiệp hữu cơ theo hướng hiện đại là rất lớn. 

Bên cạnh đó, nông dân Việt Nam vốn đã quen thuộc với kiểu canh tác hữu cơ truyền thống nên việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp hữu cơ hiện đại sẽ không có nhiều trở ngại.

Tuy nhiên, cũng không quên nhắc lại mối băn khoăn của ông Vũ Trọng Khôi, chuyên gia độc lập về kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn. Đó là nền nông nghiệp truyền thống của Việt Nam vốn dĩ là một nền nông nghiệp hữu cơ (nông nghiệp được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng, bảo vệ rừng tự nhiên, nuôi trồng, khai thác thuỷ hải sản). 

Thế nhưng, trải qua chiều dài lịch sử phát triển, dân số ngày một gia tăng, bình quân diện tích đất nông nghiệp theo đầu người của nước ta lại rơi vào loại thấp nhất thế giới, cộng với kỹ thuật sản xuất lạc hậu, nên nền nông nghiệp hữu cơ cho năng suất thấp, tính trên 1ha đất nông nghiệp và trên 1 người lao động nông nghiệp, đã không đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của con người.

Bắt đầu từ hành động tập thể

Như lưu ý của ông Khôi, nền nông nghiệp hoá học đã đóng vai trò lớn trong việc làm biến đổi khí hậu toàn cầu theo hướng tiêu cực, gây ô nhiễm môi trường sinh thái đến mức rất nghiêm trọng. Cả người sản xuất và tiêu dùng nông sản phải gánh chịu những tác hại nghiêm trọng do nền nông nghiệp hoá học gây ra với những bệnh tật nguy hiểm, đặc biệt là bệnh ung thư.

"Xanh hóa" xuất khẩu nông sản - Ảnh 2.

Với chiến lược “xanh hoá” cho XK nông sản Việt, không có gì khác hơn là bắt đầu từ hành động tập thể.

Mặt khác, do bình quân ruộng đất theo đầu người quá thấp (0,8ha/nông hộ ở Đồng bằng sông Cửu Long, 0,35ha/nông hộ ở Đồng bằng Bắc Bộ…), nên dù sản lượng nông nghiệp đã gia tăng, đủ đáp ứng về số lượng cho con người, nhưng doanh số và giá trị thu nhập tính trên 1ha đất nông nghiệp và 1 người lao động quá thấp, không đủ nuôi sống người làm nông nghiệp.

Vì thế, việc “xanh hoá” ngành chủ lực XK như nông sản đang đòi hỏi phải ứng dụng công nghệ cao trong toàn bộ ngành nông nghiệp, chứ không chỉ ở những khu nông nghiệp công nghệ cao, từ cung ứng nguồn lực đầu vào đến canh tác, nuôi trồng, khai thác, mua, chế biến, bảo quản, phân phối nông sản đến tay người tiêu dùng. 

Đây chính là giải pháp hữu hiệu để “xanh hoá” chiến lược XK nông sản, vừa bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái, đồng thời nâng cao hiệu quả kinh tế, gia tăng thu nhập của người lao động nông nghiệp.

Tuy nhiên, đối với một nước có mức bình quân đất nông nghiệp trên đầu người quá thấp như Việt Nam, việc gia tăng doanh số và thu nhập tính trên 1ha đất nông nghiệp và 1 người lao động nông nghiệp phải là mục tiêu hiệu quả kinh tế quan trọng nhất, chứ không phải là hiệu quả kinh tế tính theo đồng vốn đầu tư, như ở các nước có nhiều đất nông nghiệp. 

Vì thế, một trong những giải pháp khả thi để có thể thực hiện mục tiêu “xanh hoá” XK nông sản là cần khôi phục và phát triển bền vững nền nông nghiệp hữu cơ đối với một số loại nông sản, ở một số vùng nông nghiệp sinh thái có lợi thế so sánh cao.

Và nền nông nghiệp hữu cơ hiện đại phải được ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và quản lý theo chuỗi giá trị ngành hàng mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường cao hơn hẳn nền nông nghiệp GlobalGAP.

Trên con đường “xanh hoá” XK nông sản, tôi cũng ấn tượng với câu nói đầy tính nhắc nhở của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan khi bàn về phát triển bền vững cho ngành nông nghiệp, đó là “đừng để đời cha ăn mặn đời con khát nước”.

Vị bộ trưởng có nhắc đến quyển sách nổi tiếng thế giới trong ngành nông nghiệp có tựa đề The Blue Economy (“Nền kinh tế xanh lam”) của GS.TS Gunter Pauli, với ngụ ý nếu biết cách dựa trên cái cũ mà biết sáng tạo thì sẽ tìm ra được cái mới. Tư duy nền kinh tế xanh lam, cái mà chúng ta hay dùng từ dư địa, là cách nước ngoài đang khai thác làm ra sản phẩm giá trị với chi phí thấp. Chuyển từ chiều rộng sang chiều sâu.

Và theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, một nền nông nghiệp không hành động tập thể sẽ khó phát triển, phải cùng nhau định nghĩa, định vị lại, phải quan tâm tới “hợp tác và liên kết”.

Chính vì thế, với chiến lược “xanh hoá” cho XK nông sản, trước câu hỏi bắt đầu từ đâu, không có gì khác hơn là bắt đầu từ hành động tập thể, sự kiên trì làm thay đổi tư duy và hành vi của công thức hoạch định chính sách phát triển “nông nghiệp xanh” của nhà nông, của hợp tác xã, của nhà doanh nghiệp tham gia vào chuỗi giá trị ngành hàng nông sản Việt ở mỗi vùng nông nghiệp sinh thái.

Theo VnBusiness

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Hãng sữa hàng đầu Việt Nam đang trong chu kỳ tăng trưởng mới

Hãng sữa hàng đầu Việt Nam đang trong chu kỳ tăng trưởng mới

Bà Mai Kiều Liên khẳng định: "Vinamilk đang trong thời điểm lý tưởng để thay đổi và tạo ra một chu kỳ tăng trưởng mới, vượt qua các thách thức trước mắt và nắm bắt các cơ hội tăng trưởng một cách hiệu quả nhất".

Doanh số 5 ông lớn thương mại điện tử tăng trưởng mạnh, ngành làm đẹp hốt bạc

Doanh số 5 ông lớn thương mại điện tử tăng trưởng mạnh, ngành làm đẹp hốt bạc

Doanh thu bán lẻ trên 5 sàn Thương mại điện tử lớn nhất tại Việt Nam: Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, Tiktok Shop cán mốc 71,2 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 78,69% so với Q1/ 2023, chưa bao gồm doanh thu từ các phiên livestream.

Bán lẻ hiện đại TP.HCM tiếp tục "quyến rũ"

Bán lẻ hiện đại TP.HCM tiếp tục "quyến rũ"

TP.HCM, đầu tàu kinh tế của khu vực phía Nam, vẫn là thỏi nam châm cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực bán lẻ. Các kênh hiện đại như chuỗi bán lẻ và trung tâm mua sắm ghi nhận nhiều địa chỉ mới.

Những con số từ Singapore làm ấm lòng giới xuất khẩu gạo Việt Nam

Những con số từ Singapore làm ấm lòng giới xuất khẩu gạo Việt Nam

Việt Nam lần đầu tiên trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore, chiếm 32.03% thị phần trong quý 1 năm nay, vượt qua kim ngạch của gạo Ấn Độ và Thái Lan.

Walmart và loạt đại gia bán lẻ ở Mexico, Venezuela đến Việt Nam săn hàng Việt

Walmart và loạt đại gia bán lẻ ở Mexico, Venezuela đến Việt Nam săn hàng Việt

Một loạt nhà bán lẻ hàng đầu khu vực Mỹ la tinh cho biết sẽ đến Việt Nam tìm nhà cung cấp thuộc nhiều ngành hàng như thực phẩm, quần áo, giày dép, đồ điện gia dụng…

Thêm nhiều vé máy bay giá mềm dịp cao điểm 30-4

Thêm nhiều vé máy bay giá mềm dịp cao điểm 30-4

Chỉ còn 1 tuần nữa đến kỳ nghỉ 5 ngày từ 27-4 đến 1-5, giá vé máy bay từ Hà Nội/TP HCM tới các điểm du lịch nhiều chặng bay gần cạn vé, song có một số đường bay đã được bổ sung nhiều chuyến bay đêm, tăng cung nhiều vé giá mềm