Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Đắk Lắk vừa họp báo thông tin việc triển khai kế hoạch chuyển đổi số tỉnh Đắk Lắk, xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.
Ông Ra Lan Trương Thanh Hà, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông phát biểu khai mạc. Ảnh: Hoài Thu – TTXVN.
Phát biểu tại buổi họp báo, ông Ra Lan Trương Thanh Hà, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Đắk Lắk cho biết, Kế hoạch chuyển đổi số tỉnh Đắk Lắk, xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 đưa ra chỉ tiêu cụ thể trên 4 nội dung cơ bản là phát triển chính quyền số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của các cơ quan nhà nước; phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số và phát triển đô thị thông minh.
Kế hoạch được triển khai nhằm tăng cường các ứng dụng dịch vụ tương tác với người dân và doanh nghiệp, tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp tham gia giám sát hoạt động xử lý hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước, tiếp cận các dịch vụ bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin giá rẻ; rút ngắn khoảng cách số giữa các vùng nông thôn với thành thị, giữa các đối tượng trong xã hội.
Quang cảnh buổi họp báo. Ảnh: Hoài Thu – TTXVN.
Kế hoạch nhằm cụ thể hóa, triển khai có hiệu quả, đầy đủ, thành công các chỉ tiêu, nhiệm vụ tại Nghị quyết 37/NQ-HĐND ngày 9/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk thông qua Đề án “Xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045”, Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 2/4/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk về “Chuyển đổi số tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”.
Các nhóm nhiệm vụ để thực hiện kế hoạch gồm: Tuyên truyền nâng cao nhận thức, xây dựng hoàn thiện cơ chế, chính sách, xây dựng hạ tầng chuyển đổi số và đô thị thông minh, phát triển doanh nghiệp số - kinh tế số - xã hội số, phát triển nguồn nhân lực.
Các lĩnh vực ưu tiên chuyển đổi số gồm: Nông nghiệp, giáo dục, y tế, giao thông vận tải và logistics, công nghiệp và năng lượng, tài nguyên và môi trường, du lịch, tài chính - ngân hàng.
Theo kế hoạch, tỉnh Đắk Lắk phấn đấu đến năm 2025, phát triển chính quyền số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động các cơ quan nhà nước, cụ thể như: 100% dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 4; từ 90% trở lên hồ sơ công việc tại cấp tỉnh, 80% trở lên hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% trở lên hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng; cơ sở dữ liệu dùng chung được kết nối, chia sẻ trên toàn tỉnh.
Tỉnh phấn đấu đến năm 2025, kinh tế số chiếm 20% GRDP; phát triển 20 doanh nghiệp số có quy mô từ 500-1.000 người. Tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử là trên 50%. Đắk Lắk thuộc nhóm các tỉnh được xếp loại A về an toàn, an ninh mạng theo đánh giá của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Về phát triển đô thị thông minh, tỉnh hướng đến triển khai có hiệu quả các dịch vụ đô thị thông minh tại thành phố Buôn Ma Thuột như giám sát và điều hành kinh tế - xã hội, giám sát an ninh trật tự đô thị và điều hành giao thông, phản ánh hiện trường, giám sát hệ thống dịch vụ công trực tuyến…; phấn đấu đến năm 2025, chỉ số chuyển đổi số của tỉnh Đắk Lắk nằm trong nhóm 20/63 tỉnh, thành phố trên cả nước.
Trong 15/21 lô mà 3 cá nhân đã đấu thắng tại phiên đấu giá, ông T.V.N giành được quyền sở hữu 6 lô; ông N.L đấu thắng 5 lô và ông T.H.N đấu thắng 4 lô.
Sau 9 giờ liên tục tổ chức các đợt đấu giá không nghỉ trưa, 21 lô đất nằm vị trí vàng ở trung tâm huyện Tư Nghĩa, đã được bán với giá tăng gấp đôi so với khởi điểm và cao hơn dự kiến hàng chục tỷ đồng.
Số lượng đất mà huyện Tư Nghĩa đưa ra bán đấu giá đợt đầu tiên chỉ 21 lô thế nhưng ước trên 700 lượt người tham gia, với mức đấu giá trúng cao hơn so giá khởi điểm từ 600 triệu - trên 1 tỷ đồng/lô.
Vị trí đề xuất nghiên cứu xây dựng cầu nằm ở khu vực ngã ba sông Cẩm Lệ và sông Đô Tỏa thuộc địa bàn quận Cẩm Lệ và Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) nơi giao nhau với sông Hàn trước khi chảy ra vịnh Đà Nẵng.
Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) sẽ hoàn tất thủ tục đang dang dở trước đó để xây dựng dự án khu nhà ở xã hội tại Khu đô thị mới Phú Mỹ, TP.Quảng Ngãi.
Ngày 21/3, tại Đà Nẵng, Công ty CP Đầu Tư Đô Thị Vịnh Thuận Phước đã tổ chức lễ khởi công siêu dự án Khu đô thị mới Thuận Phước với trị giá hơn 11.490 tỷ đồng.
Trong 15/21 lô mà 3 cá nhân đã đấu thắng tại phiên đấu giá, ông T.V.N giành được quyền sở hữu 6 lô; ông N.L đấu thắng 5 lô và ông T.H.N đấu thắng 4 lô.
Sau 9 giờ liên tục tổ chức các đợt đấu giá không nghỉ trưa, 21 lô đất nằm vị trí vàng ở trung tâm huyện Tư Nghĩa, đã được bán với giá tăng gấp đôi so với khởi điểm và cao hơn dự kiến hàng chục tỷ đồng.
Số lượng đất mà huyện Tư Nghĩa đưa ra bán đấu giá đợt đầu tiên chỉ 21 lô thế nhưng ước trên 700 lượt người tham gia, với mức đấu giá trúng cao hơn so giá khởi điểm từ 600 triệu - trên 1 tỷ đồng/lô.
Vị trí đề xuất nghiên cứu xây dựng cầu nằm ở khu vực ngã ba sông Cẩm Lệ và sông Đô Tỏa thuộc địa bàn quận Cẩm Lệ và Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) nơi giao nhau với sông Hàn trước khi chảy ra vịnh Đà Nẵng.
Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) sẽ hoàn tất thủ tục đang dang dở trước đó để xây dựng dự án khu nhà ở xã hội tại Khu đô thị mới Phú Mỹ, TP.Quảng Ngãi.
Ngày 21/3, tại Đà Nẵng, Công ty CP Đầu Tư Đô Thị Vịnh Thuận Phước đã tổ chức lễ khởi công siêu dự án Khu đô thị mới Thuận Phước với trị giá hơn 11.490 tỷ đồng.