100% đại biểu HĐND TP.Hà Nội thông qua đề án thành lập quận Đông Anh

Bách Thuận Thứ ba, ngày 04/07/2023 17:59 PM (GMT+7)
100 % đại biểu HĐND TP.Hà Nội đã biểu quyết, thông qua đề án thành lập quận Đông Anh và 24 phường thuộc quận.
Bình luận 0

Ngày 4/7, tiếp tục Kỳ họp thứ 12, HĐND TP.Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026, HĐND TP.Hà Nội đã xem xét, thông qua nhiều vấn đề quan trọng, trong đó có việc thông qua đề án thành lập quận Đông Anh.

Trình bày tóm tắt báo cáo thẩm tra, ông Duy Hoàng Dương - Trưởng ban Pháp chế HĐND TP.Hà Nội cho biết, ban Pháp chế HĐND TP.Hà Nội thống nhất chủ trương thành lập quận Đông Anh và 24 phường thuộc quận nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho địa phương này có cơ hội tăng cường thu hút đầu tư, khai thác tốt hơn tiềm năng của các xã, thị trấn, nâng cao hơn nữa đời sống nhân dân.

Đề nghị UBND TP.Hà Nội chỉ đạo UBND huyện Đông Anh trong quá trình xây dựng huyện thành quận cần tập trung phát triển kinh tế xã hội, hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, thực chất và bền vững, đảm bảo sinh kế lâu dài cho người dân.

100% đại biểu thông qua đề án thành lập quận Đông Anh, Hà Nội - Ảnh 1.

Các đại biểu biểu quyết thông qua Nghị quyết tại Kỳ họp thứ 12, HĐND TP.Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026. Ảnh: TP.Hà Nội

Huyện Đông Anh chú trọng công tác quy hoạch đảm bảo kết hợp hài hòa giữa quy hoạch phát triển đô thị hóa nông thôn nhưng vẫn giữ gìn bản sắc, văn hóa truyền thống và đặc trưng của huyện.

Chiều cùng ngày, 100% đại biểu có mặt đã biểu quyết thông qua đề án thành lập quận Đông Anh và các phường thuộc quận.

Trước đó, theo tờ trình do Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Lê Hồng Sơn ký, trình HĐND TP.Hà Nội về việc đề nghị tán thành chủ trương thành lập quận Đông Anh và các phường thuộc quận Đông Anh, UBND TP.Hà Nội, huyện Đông Anh là cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội, diện tích 185,68 km2, quy mô dân số đạt hơn 400 nghìn người, có 24 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc gồm thị trấn Đông Anh và 23 xã.

Huyện này giáp ranh với các quận Long Biên, Tây Hồ, Bắc Từ Liêm; tập trung nhiều tuyến đường giao thông huyết mạch như đường cao tốc Thăng Long – Nội Bài, đường cao tốc Nhật Tân – Nội Bài, quốc lộ 5 kéo dài, quốc lộ 3, quốc lộ 3 mới, quốc lộ 23A, đường 23B mở rộng…

Bên cạnh đó, trên địa bàn huyện Đông Anh có 2 tuyến đường sắt chạy qua là các tuyến nối trung tâm TP.Hà Nội với tỉnh Thái Nguyên, Lào Cai. Đặc biệt, trên địa bàn huyện cách sân bay quốc tế Nội Bài 13km – cửa ngõ thông thương với quốc tế đã tạo cho Đông Anh nhiều lợi thế phát triển mọi mặt về kinh tế - xã hội.

100% đại biểu thông qua đề án thành lập quận Đông Anh, Hà Nội - Ảnh 2.

100% đại biểu biểu quyết thông qua đề án thành lập quận Đông Anh và 24 phường thuộc quận. Ảnh: DV

Trong những năm trở lại đây, Đông Anh đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và thương mại dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp một cách hợp lý; ưu tiên phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ gắn với bảo vệ môi trường bền vững.

Theo quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó xác định Đông Anh là khu vực đô thị trung tâm được phát triển mở rộng từ khu vực nội đô về phía Bắc TP.Hà Nội, với chức năng phát triển thương mại, giao dịch quốc tế, công nghiệp kỹ thuật cao, du lịch sinh thái, giải trí gắn với bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa truyền thông khu di tích Cổ Loa…

Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Đông Anh đến năm 202, tầm nhìn đến năm 2030, xác định xây dựng Đông Anh thành trung tâm công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ tài chính thương mại và giao dịch quốc tế phía bắc sông Hồng, đóng vai trò là động lực phát triển ở phía bắc của Thủ đô.

Từ thực tế đó, để đảm bảo cho mục tiêu, định hướng phát triển và mang lại nhiều lợi ích cho huyện Đông Anh nói riêng, TP.Hà Nội nói chung, việc thành lập quận Đông Anh là phù hợp với hiện trạng phát triển và tốc độ đô thị hóa của huyện trong thời gian qua, tạo cơ sở pháp lý cho việc thiết lập mô hình tổ chức chính quyền đô thị phù hợp, tạo điều kiện để Đông Anh hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý hành chính Nhà nước…

Theo tờ trình của UBND TP.Hà Nội, quận Đông Anh thành lập dựa trên cơ sở nguyên trạng diện tích tự nhiên và quy mô dân số của huyện; thành lập 24 phường thuộc quận Đông Anh trên cơ sở nguyên trạng diện tích tự nhiên và quy mô dân số của 24 xã, thị trấn của Đông Anh.

Cũng trong chiều 4/7, đa số đại biểu có mặt đã biểu quyết tán thành, HĐND TP.Hà Nội đã Nghị quyết về việc đặt tên và điều chỉnh độ dài một số đường, phố trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2023.

Theo Nghị quyết được thông qua, HĐND Thành phố quyết định đặt tên và điều chỉnh độ dài một số đường, phố trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2023, gồm: 52 dường, phố đề nghị đặt tên mới (trong đó có: 33 đường, phố mang tên địa danh, tên di tích, tên xứ đồng, tên thành cổ và các tên khác; 19 đường, phố mang tên danh nhân); 02 đường, phố điều chỉnh độ dài của 15 quận, huyện.

Cụ thể, đặt tên 52 tuyến đường, phố mới sau đây:

1. Phố Nguyễn Duy Thì (quận Bắc Từ Liêm): Cho đoạn từ ngã ba giao cắt phố Minh Tảo tại Tòa nhà N03-T8 (tổ dân phố 11 phường Xuân Tảo) đến ngã ba giao cắt tại ô quy hoạch C1CO2 (Ô quy hoạch đại sứ quán Kuwait). Dài: 1.000m; rộng: 17,5m (lòng đường 7,5m, vỉa hè mỗi bên 5m);

2. Phố Lưu Cơ (quận Bắc Từ Liêm): Cho đoạn từ ngã tư giao cắt đường Hoàng Minh Thảo đối diện tòa N01T3-Khu đô thị Ngoại giao đoàn đến ngã tư giao cắt đường tiếp nối đường Xuân Tảo - Phạm Văn Đồng. Dài: 1.160m; rộng: 24m (lòng đường 14m, vỉa hè mỗi bên 5m);

3. Phố Dương Văn An (quận Bắc Từ Liêm): Cho đoạn từ ngã ba giao cắt đường Xuân Tảo tại hồ điều hoà khu Starlake (tổ dân phố 16 phường Xuân Tảo) đến ngã ba giao cắt đường tiếp nối Công viên Hòa Bình. Dài: 800m; rộng: 16,5m (lòng đường 10,5m, vỉa hè mỗi bên 3m);

4. Phố Phạm Tiến Duật (quận Bắc Từ Liêm): Cho đoạn từ ngã ba giao cắt đường tiếp nối phố Chế Lan Viên tại tòa OCT1 Khu đô thị Resco đến ngã ba giao cắt đường tiếp nối phố Chế Lan Viên (đối diện Trường THCS Cổ Nhuế 2, thuộc tổ dân phố Viên 1, phường Cổ Nhuế). Dài: 460m; rộng: 9m (lòng đường 5m, vỉa hè mỗi bên 2m);

5. Phố Nguyễn Xuân Nham (quận Cầu Giấy): Cho đoạn từ ngã tư giao cắt phố Dương Đình Nghệ tại số nhà 09 (cạnh trụ sở Tổng cục Hải quan) đến ngã ba giao cắt tại trường THCS Cầu Giấy (cạnh tòa nhà Homecity). Dài: 650m; rộng 23,5m (lòng đường: 13,5m, vỉa hè mỗi bên 5m);

6. Phố Thâm Tâm (quận Cầu Giấy): Cho đoạn từ ngã ba giao cắt phố Trung Kính đối diện số nhà 89, cạnh Trường THCS Trung Hòa đến ngã ba giao cắt tại tổ dân phố 22 - phường Yên Hòa (cạnh trạm biến áp Trung Hòa 31). Dài: 595m; rộng 13,5m (lòng đường: 7,5m, vỉa hè mỗi bên 3m);

7. Phố Phan Kế Toại (quận Hà Đông): Cho đoạn từ ngã tư giao cắt phố Nguyễn Thanh Bình tại tòa nhà Nam Cường (tổ dân phố Hoàng Hanh, phường Dương Nội) đến ngã ba giao cắt đường liên phường Đại Mỗ - Dương Nội tại tổ dân phố Kiên Quyết, phường Dương Nội. Dài: 860m, rộng: 22m (lòng đường 14m, vỉa hè mỗi bên từ 4m);

8. Phố Hồ Học Lãm (quận Hà Đông): Cho đoạn từ ngã tư giao cắt phố Nguyễn Thanh Bình tại Khu nhà ở Him Lam (tổ dân phố 10 – phường Vạn Phúc) đến ngã tư giao cắt tại khu dân cư mới, thuộc tổ dân phố 8 phường Vạn Phúc. Dài: 760m, rộng: 14,5-22m (khoảng 100m đầu là đường đôi, có giải phân cách cứng ở giữa; lòng đường 6,5-14m, vỉa hè mỗi bên 4m);

9. Đường Đỗ Mười (quận Hoàng Mai): Cho đoạn từ ngã tư giao cắt đường Giải Phóng - phố Hoàng Liệt đến ngã ba giao cắt cạnh ngõ 95 phố Nam Dư và chân cầu Thanh Trì tại tổ dân phố 12 - phường Lĩnh Nam. Dài: 6.200m, rộng: 68m;

10. Phố Đặng Trần Đức (quận Hoàng Mai): Cho đoạn từ ngã ba giao cắt phố Thanh Đàm, tại trụ sở UBND phường Thanh Trì (đối diện Đài tưởng niệm liệt sĩ phường Thanh Trì và Nhà tưởng niệm thiếu tướng Đặng Trần Đức) đến Ngã ba giao cắt tại trụ sở Công an Phường Thanh Trì (tổ dân phố 7, phường Thanh Trì). Dài: 350m, rộng: 11,5-13m (lòng đường: 7,5-9m, vỉa hè mỗi bên từ 1-4m);

11. Phố Đống Kỳ (quận Hoàng Mai): Cho đoạn từ ngã ba giao cắt đường Ngọc Hồi tại lối vào Dự án Rose Town (số 79 Ngọc Hồi) đến ngã ba giao cắt đường bờ sông Tô Lịch, tại Khu đô thị Pháp Vân - Tứ Hiệp (Tòa NO23) Dài: 1.370m, rộng: 6,5-13m (lòng đường: 4,5-7m, vỉa hè mỗi bên từ 1-3m);

12. Đường Xuân Khôi (quận Long Biên): Cho đoạn từ ngã ba giao cắt đường Bát Khối tại tổ dân phố 4 phường Cự Khối đến ngã tư giao cắt đường ra khu trại ổi (Vùng phát triển kinh tế Sông Hồng). Dài: 1.000m, rộng: 5,5-10,5m;

13. Đường Hạ Trại (quận Long Biên): Cho đoạn từ ngã ba giao cắt đường Bát Khối tại tổ dân phố số 1 phường Cự Khối, hiện là ngõ Thống Nhất đến ngã tư giao cắt tại Nhà văn hóa tổ dân phố 1, phường Cự Khối. Dài: 1.450m, rộng: 6m;

14. Phố Trịnh Tố Tâm (quận Long Biên): Cho đoạn từ ngã ba giao cắt đường Bát Khối, cạnh cây xăng Bồ Đề đến ngã ba giao cắt phố Phú Viên, cạnh chùa Lâm Du (tổ dân phố 25 phường Bồ Đề) Dài: 440m, rộng: 12-15m (lòng đường 10,5m, vỉa hè mỗi bên từ 1-5m );

15. Phố Trần Đăng Khoa (quận Long Biên): Cho đoạn từ ngã ba giao cắt đường Bát Khối tại trụ sở Công an phường Long Biên đến ngã ba giao cắt đường Cổ Linh, đối diện ngõ 17 Cổ Linh. Dài: 670m, rộng: 21,25m (lòng đường 11,25m vỉa hè mỗi bên 5m);

16. Phố Đồng Sợi (quận Nam Từ Liêm): Cho đoạn từ ngã ba giao cắt phố Cương Kiên tại tòa nhà CT1A, khu nhà ở Trung Văn, đến ngã tư giao cắt đường Trung Thư tại số nhà 10BT2, khu nhà ở Trung Văn, tổ dân phố 21 phường Trung Văn. Dài: 590m, rộng: 17,5m (lòng đường 7,5m, vỉa hè mỗi bên 5m);

17. Đường Chúc Sơn (huyện Chương Mỹ): Cho đoạn từ điểm cuối đường Biên Giang, quận Hà Đông (ranh giới hành chính quận Hà Đông và huyện Chương Mỹ) tại ngã ba giao cắt thuộc tổ dân phố Tràng An, thị trấn Chúc Sơn đến ngã tư giao cắt đường liên xã Ngọc Hòa - Tiên Phương tại ngã tư chợ Cống. Dài: 2.320m; rộng: 56m (lòng đường 44m, vỉa hè mỗi bên 6m);

18. Đường Chùa Trầm (huyện Chương Mỹ): Cho đoạn từ ngã ba giao cắt đường dự kiến đặt tên "Chúc Sơn" tại tổ dân phố Ninh Sơn, Bắc Sơn, thị trấn Chúc Sơn đến ngã ba giao cắt tại di tích chùa Vô Vi, thôn Long Châu Sơn, xã Phụng Châu. Dài: 2.620m; rộng: 8m;

19. Đường Hòa Sơn (huyện Chương Mỹ): Cho đoạn từ ngã ba giao cắt đường dự kiến đặt tên "Chúc Sơn" tại Bưu điện huyện Chương Mỹ (tổ dân phố Bắc Sơn, thị trấn Chúc Sơn) đến ngã ba giao cắt đường đi xã Ngọc Hòa và thị trấn Chúc Sơn (Chợ Cống - Ngọc Giả). Dài: 1.750m; rộng: 14m (lòng đường 8m, vỉa hè mỗi bên 3m);

20. Đường Yên Sơn (huyện Chương Mỹ): Cho đoạn từ nga ba giao cắt đường dự kiến đặt tên "Hòa Sơn" tại điểm đối diện Hiệu sách nhân dân huyện Chương Mỹ đến ngã ba đường đi vào xóm Nứa, thôn 1, xã Đại Yên, huyện Chương Mỹ. Dài: 1.230m; rộng: 9m;

21. Đường Ngọc Sơn (huyện Chương Mỹ): Cho đoạn từ ngã ba giao cắt đường dự kiến đặt tên "Chúc Sơn" tại tổ dân phố Ninh Kiều, thị trấn Chúc Sơn đến ngã ba giao cắt đường liên xã Thụy Hương và thị trấn Chúc Sơn tại thôn Trúc Đồng, xã Thụy Hương. Dài: 1.830m; rộng: 11m (lòng đường 6m, vỉa hè mỗi bên 2,5m);

22. Đường Ninh Kiều (huyện Chương Mỹ): Cho đoạn từ ngã ba giao cắt đường dự kiến đặt tên "Ngọc Sơn" tại tổ dân phố Ninh Kiều, thị trấn Chúc Sơn đến ngã ba giao cắt tại Trung tâm Nuôi dưỡng Trẻ khuyết tật, thuộc tổ dân phố Tràng An, thị trấn Chúc Sơn. Dài: 1.160m; rộng: 5m;

23. Đường Chương Đức (huyện Chương Mỹ): Cho đoạn từ ngã ba giao cắt đường dự kiến đặt tên "Chúc Sơn" tại trụ sở Huyện ủy Chương Mỹ đến ngã ba giao cắt đường đi tổ dân phố Bình Sơn, thị trấn Chúc Sơn tại Ban Chỉ huy Quân sự huyện Chương Mỹ. Dài: 580m; rộng: 12m (lòng đường 7m, vỉa hè mỗi bên 2,5m);

24. Đường Ô Diên (huyện Đan Phượng): Cho đoạn từ ngã ba giao cắt quốc lộ 32 tại Km 21 (thuộc tổ dân phố Tây Sơn, thị trấn Phùng) đến ngã ba giao cắt đường liên xã Liên Hồng - thị trấn Phùng - Đan Phượng - Hạ Mỗ tại cổng làng Trúng Đích, thôn Trúng Đích, xã Hạ Mỗ. Dài: 4.200m; rộng: 15-20m (lòng đường 11-14m, vỉa hè mỗi bên từ 2-3m);

25. Đường Song Phượng (huyện Đan Phượng): Cho đoạn từ ngã ba giao cắt quốc lộ 32 tại Km20-Cổng chào huyện Đan Phượng (tổ dân phố Tây Sơn, thị trấn Phùng) đến ngã ba giao đê tả Đáy tại Nghĩa trang nhân dân thôn Thống Nhất, xã Đan Phượng. Dài: 1.550m; rộng: 20m (lòng đường 14m, vỉa hè mỗi bên 3m);

26. Đường Tân Lập (huyện Đan Phượng): Cho đoạn từ ngã ba giao cắt đường Vạn Xuân tại ngã tư Trôi đến ngã ba giao cắt đường liên xã Tân Lập - Tân Hội cạnh Nghĩa trang liệt sĩ xã Tân Lập. Dài: 2.040m; rộng: 5m;

27. Đường Văn Sơn (huyện Đan Phượng): Cho đoạn từ ngã tư giao cắt tại điểm cuối phố Tân Hội (cạnh chùa Thượng Hội) đến ngã ba giao cắt đê quai Liên Hà - Liên Trung, cạnh Nghĩa trang nhân dân xã Liên Hà. Dài: 1.890m; rộng: 5m;

28. Đường Hồng Thái (huyện Đan Phượng): Cho đoạn từ ngã ba giao cắt đê quai Liên Hồng và đê hữu Hồng tại thôn Tổ, xã Liên Hồng và di tích miếu Xương Rồng đến ngã ba giao cắt đường đê Tiên Tân và đê hữu Hồng tại thôn Tiên Tân, xã Hồng Hà. Dài: 3.750m; rộng: 7,5m (lề đường mỗi bên 0,5m);

29. Đường Kim Lan (huyện Gia Lâm): Cho đoạn từ cổng làng gốm Kim Lan, thuộc thôn 1, xã Kim Lan đến ngã tư giao cắt đường liên xã Văn Đức Kim Lan tại thôn 5, xã Kim Lan. Dài: 2.730m; rộng: 8m;

30. Đường Lý Phục Man (huyện Hoài Đức): Cho đoạn từ ngã ba giao cắt đường liên huyện Hoài Đức - Đan Phượng tại điểm Di tích cách mạng kháng chiên An toàn khu Bắc Kỳ, cạnh Nghĩa trang nhân dân xã Song Phượng (giáp địa phận huyện Đan Phượng) đến ngã ba giao cắt Đại lộ Thăng Long tạ xóm 10, thôn 6, xã Song Phượng. Dài: 9.700m; rộng: 9m;

31. Đường Kẻ Sấu (huyện Hoài Đức): Cho đoạn từ ngã ba giao cắt đường Quế Dương tại xã Cát Quế đến ngã tư giao cắt đường liên xã Đức Thượng - Dương Liễu tại Nhà máy xử lý nước thải Dương Liễu. Dài: 1.500m; Đường 2 làn, mỗi làn rộng: 7m;

32. Đường An Khánh (huyện Hoài Đức): Cho đoạn từ ngã ba giao cắt đường chùa Tổng tại thôn Ngãi Cầu, xã An Khánh đến ngã ba giao cắt đại Lộ Thăng Long tại cầu vượt An Khánh. Dài: 2.500m; rộng: 10,5-20m (lòng đường 7,5-14m, vỉa hè mỗi bên từ 1,5-3m);

33. Đường An Thái (huyện Hoài Đức): Cho đoạn từ ngã ba giao đường Nguyễn Viết Thứ tại thôn Chiêu, xã Sơn Đồng đến ngã ba giao đường bờ trái sông Đan Hoài tại thôn Yên Thái, xã Tiền Yên. Dài: 1.400m; rộng: 9,5m;

34. Đường Tiền Lệ (huyện Hoài Đức): Cho đoạn từ ngã ba giao cắt đường Nguyễn Viết Thứ tại nghĩa trang Phương Bảng, xã Song Phượng đến ngã ba giao cắt đê tả Đáy tại thôn Tiền Lệ, xã Tiền Yên. Dài: 1.740m; rộng: 8,5m;

35. Đường Đào Trực (huyện Hoài Đức): Cho đoạn từ ngã ba giao cắt đường Nguyễn Viết Thứ tại thôn Gạch, xã Sơn Đồng đến ngã ba giao cắt đường liên xã Sơn Đồng - Yên Sở tại Trường Tiểu học Sơn Đồng. Dài: 1.000m; rộng: 11,5m (lòng đường 7,5m, vỉa hè mỗi bên 2m);

36. Đường Vân Côn (huyện Hoài Đức): Cho đoạn từ ngã ba giao cắt đại lộ Thăng Long tại thôn Quyết Tiến, xã Vân Côn đến ngã ba giao cắt đổi diện trụ sở UBND xã Vân Côn và Công an xã Vân Côn. Dài: 1.670m; rộng: 8-10m (lòng đường 7m, vỉa hè mỗi bên từ 1-3m);

37. Đường Phương Quan (huyện Hoài Đức): Cho đoạn từ ngã ba giao cắt đê tả Đáy tại địa phận xã An Thượng, cạnh Dốc Thanh Quang đến hết địa phận huyện Hoài Đức tại cầu 72 bắc qua sông Đáy (thôn Phương Quan, xã Vân Côn). Dài: 2.200m; rộng: 7,5m;

38. Đường Bồ Quân (huyện Hoài Đức): Cho đoạn từ ngã ba giao cắt đê tả Đáy tại địa phận xã Yên Sở đến ngã ba giao cắt tại cầu kênh Yên Sở bắc qua sông Đáy (Km14+260). Dài: 1.470m; rộng: 9,5m;

39. Đường Thượng Ốc (huyện Hoài Đức): Cho đoạn từ cuối đường Chùa Tổng (thuộc địa phận xã An Thượng) đến ngã ba giao chân đê tả Đáy tại dốc Thanh Quang - địa phận xã An Thượng. Dài: 1.500m; rộng: 7,5m;

40. Đường Cống Đặng (huyện Mỹ Đức): Cho đoạn từ ngã ba giao cắt tỉnh lộ 419 tại thôn Đặng, xã Hồng Sơn đến ngã ba giao cắt đường dự kiến đặt tên "Hồng Sơn" tại đội 1B thôn Đặng, xã Hồng Sơn. Dài: 590m; rộng: 12m (lòng đường 7m, vỉa hè mỗi bên 2,5m);

41. Đường Hồng Sơn (huyện Mỹ Đức): Cho đoạn từ ngã ba giao cắt đường liên xã Hồng Sơn - Lê Thanh tại đội 1A thôn Đặng, xã Hồng Sơn đến ngã ba giao cắt đường vào đội 6 thôn Thượng, xã Hồng Sơn. Dài: 1.750m; rộng: 7m;

42. Đường Cống Hạ (huyện Mỹ Đức): Cho đoạn từ ngã tư giao cắt tỉnh lộ 419 đối diện cầu xây Hạ, thuộc thôn Hạ Sở, xã Hồng Sơn đến ngã tư giao cắt tại thôn Hạ Sở, xã Hồng Sơn tại Ao cá Bác Hồ, cạnh di tích đình Cống Hạ. Dài: 590m; rộng: 15m (lòng đường 9m, vỉa nè mỗi bên 2,5m);

43. Đường Bình Lạng (huyện Mỹ Đức): Cho đoạn từ ngã ba giao cắt tỉnh lộ 419 tại thôn Thượng, xã Hồng Sơn, cạnh nghĩa trang nhân dân Đồng Giảng đến ngã ba giao cắt đê hồ Ngái Lạng tại đầu thôn Bình Lạng, cạnh núi Con Mối. Dài: 1.080m; rộng: 7m;

44. Đường Yến Vỹ (huyện Mỹ Đức): Cho đoạn từ ngã ba giao cắt đường liên thôn Hội Xá và đường tỉnh lộ 419 tại nghĩa trang nhân dân thôn Yến Vỹ đến ngã ba giao cắt tỉnh lộ 425 tại cầu Yến Vỹ (đội 8 thôn Yến Vỹ, xã Hương Sơn). Dài: 870m; rộng: 13,5-21m (Đoạn đường đối dài 700m, lòng đường 15m; vỉa hè mỗi bên 3m);

45. Đường Đục Khê (huyện Mỹ Đức): Cho đoạn từ ngã ba giao cắt đường tỉnh lộ 419 tại xóm 11 thôn Đục Khê, xã Hương Sơn đến ngã ba giao cắt đường liên thôn Yến Vỹ - Hội Xá tại xóm 5 thôn Yến Vỹ, xã Hương Sơn. Dài: 720m; rộng: 4-5m;

46. Đường Đỗ Cảnh Thạc (huyện Quốc Oai): Cho đoạn từ ngã ba giao cắt đường Chùa Thầy tại xóm 1 thôn Sài Khê, xã Sài Sơn (đối diện Trường Tiểu học Sài Sơn) đến ngã ba giao cắt đường Chùa Thầy tại Trường Mầm non Sài Sơn B (xóm 1, thôn Thụy Khuê, xã Sài Sơn). Dài: 2.000m; rộng 16,5-20,5m (lòng đường 10,5m, vỉa hè mỗi bên từ 3-5m);

47. Đường Kiều Phú (huyện Quốc Oai): Cho đoạn từ điểm cuối đường dự kiến đặt tên "Đồng Bụt" tại Cống Ngã Tư, thuộc địa phận xóm 6, thôn Đồng Bụt, xã Ngọc Liệp (cạnh Dự án Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam) đến ngã ba giao cắt đường đê tả Tích tại thôn Đĩnh Tú xã Cấn Hữu. Dài: 3.600m; rộng: 6,5-8,5m;

48. Đường Nội Bài (huyện Sóc Sơn): Cho đoạn từ ngã tư giao cắt quốc lộ 3 và đường đi xã Tiên Dược - Mai Đình tại thôn Dược Hạ, xã Tiên Dược đến ngã ba giao cắt đường Tỉnh lộ 131 tại xã Mai Đình. Dài: 3.970m; rộng: 37,5m (Đường đôi, có giải phân cách cứng ở giữa, lòng đường 22,5m, vỉa hè mỗi bên 7,5m);

49. Đường Đền Sóc (huyện Sóc Sơn): Cho đoạn từ ngã ba giao cắt Quốc lộ 3 tại thôn Vệ Linh, xã Phù Linh đến cổng di tích đền Sóc, thôn Vệ Linh, xã

Phù Linh. Dài: 3.400m; rộng: 11,5-23,5m (Khoảng 01km đầu là đường đôi, lòng đường 7,5-13,5m, vỉa hè mỗi bên từ 2-5m);

50. Đường Phạm Tu (huyện Thanh Trì): Cho đoạn từ ngã ba giao cắt đường Nguyễn Xiển - Nghiêm Xuân Yêm tại trụ sở Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đến ngã tư giao cắt đường Cầu Bươu tại nút giao Phúc La - Cầu Bươu (cổng chào Khu đô thị Xa La). Dài: 2.500m; rộng: 53,5m;

51. Đường Từ Giấy (huyện Thường Tín): Cho đoạn từ ngã ba giao cắt đường Nguyễn Phi Khanh tại tổ dân phố Nguyễn Du, thị trấn Thường Tín (cạnh Trường mầm non Hoa Sen) đến ngã ba giao cắt đường bao phía tây thị trấn Thường Tín, giáp xã Văn Phú (cạnh Trường Cao đẳng Truyền hình). Dài: 580m; rộng: 5,5-7m (lòng đường 5m, vỉa hè mỗi bên từ 0,5-1m);

52. Đường Dương Chính (huyện Thường Tín): Cho đoạn từ ngã ba giao cắt đường Lý Tử Tấn tại tổ dân phố Nguyễn Du, thị trấn Thường Tín đến ngã ba giao cắt đường quy hoạch dự án đường Danh Hương giai đoạn 3. Dài: 406m; rộng: 9m (lòng đường 6m, vỉa hè mỗi bên 1,5m);

Điều chỉnh độ dài 02 tuyến đường, phố sau đây:

1. Phố Hà Kế Tấn (quận Hoàng Mai): Cho đoạn từ điểm cuối phố Hà Kế Tấn tại cầu Lê Trọng Tấn đến ngã tư giao cắt phố Định Công tại cầu Định Công. Kéo dài: 470m; rộng: 13m (lòng đường 7,5m, vỉa hè mỗi bên từ 2-3m);

2. Đường Dương Đức Hiền (huyện Gia Lâm): Cho đoạn từ điểm cuối đường Dương Đức Hiền tại UBND xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm đến ngã ba giao cắt đường vào Trường đại học công nghệ Dệt may Hà Nội tại Km5+00, giáp địa phận xã Xuân Lâm, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Kéo dài: 2.260m; rộng: 12-14m.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem