Bài thơ được tác giả Nguyễn Huy Hoàng đăng tải trên trang facebook cá nhân và sau đó được một fanpage của giáo viên chia sẻ lại. Bài viết đã chạm đến trái tim của đông đảo giáo viên khắp mọi miền đất nước.
Các cô giáo trường mầm non Núa Ngam ( huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) phải đi gánh nước suối cho sinh hoạt của cô trò. Ảnh: Dân Việt
Nói về bài thơ anh Nguyễn Huy Hoàng cho biết: Là một người có người thân làm nghề giáo, và cũng từng tham gia các chuyến tình nguyện lên vùng cao được sống, trải nghiệm cùng những thầy cô giáo cắm bản nên anh rất hiểu và thương với những giáo viên vùng sâu vùng xa.
Theo anh, việc biên chế là động lực cho những giáo viên tâm huyết lên đường "gieo con chữ" ở những nơi địa đầu Tổ quốc, đầy khó khăn vất vả.
Bài thơ nhận được rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng mạng. Ảnh chụp màn hình
Bài thơ thể hiện lo ngại của tác giả về thực trạng của giáo dục nếu như thực hiện việc tinh giản biên chế. Đó là nhà trường sẽ thiếu đi những thầy cô tâm huyết để giảng dạy, truyền bá kiến thức, thay vào đó, mục đích chính của việc đứng trên bục giảng là đồng tiền.
Nếu giáo viên không còn trong biên chế
""Nếu giáo viên không còn trong biên chế
Kỹ sư tâm hồn thành cử nhân kinh tế hết thôi
Lên giảng đường chủ yếu kiếm “thịt, xôi”
Tìm đâu ra những thầy cô tâm huyết…
Giáo dục nước nhà còn nhiều điều khiếm khuyết
Giáo viên rất cần được khuyến khích, động viên
Nhà giáo đến trường không chỉ để kiếm tiền
Tri thức, nhân văn mới là điều trên hết…
Khi nước nhà phát triển lên rõ rệt
Giáo viên hợp đồng không mỏi mệt mưu sinh
Xã hội văn minh, ấm áp, chân tình
Thì hợp đồng cũng giống như biên chế
Nhà giáo đến trường không chỉ vì kinh tế
Mà vì cả Việt Nam trong vị thể hùng cường…"".
Vui lòng nhập nội dung bình luận.