Cách chuẩn bị mâm lễ cúng cho ngày rằm tháng 7 chuẩn nhất

Thứ bảy, ngày 11/08/2018 09:34 AM (GMT+7)
Rằm tháng 7 là một dịp lễ quan trọng. Đây là thời điểm các gia đình thể hiện lòng thành kính lên đức Phật, chư vị thần linh; báo hiếu gia tiên và đồng thời phát lộc cho các vong hồn được xá tội.
Bình luận 0

Trong ngày rằm tháng 7, hay còn gọi là lễ xá tội vong nhân, người Việt lại làm mâm cơm để tưởng nhớ đến người thân và thiết mâm lễ cúng cho những vong hồn chưa được siêu thoát.

Dưới đây là tổng hợp cách thức chuẩn bị mâm cỗ cúng cho Đức Phật, gia tiên và cô hồn cùng các lưu ý quan trọng trong việc lễ bái vào ngày rằm tháng 7.

Mâm cúng Phật

Đối với những gia đình theo đạo Phật thì rằm tháng 7 là một ngày lễ lớn. Theo giáo lý nhà Phật, lễ cúng không quan trọng ở mâm cao cỗ đầy mà cốt ở lòng thành của mỗi người.

Ngày Rằm tháng 7 là ngày lễ Vu Lan, xuất phát từ tích kể đức Mục Kiền Liên xả thân cứu mẹ. Vì vậy, vào ngày lễ Vu Lan, bạn chỉ cần sắp một mâm cơm chay hoặc đơn giản hơn là mâm ngũ quả để cúng Phật rồi thụ lộc tại nhà.

img

Một mâm cỗ cúng rằm tháng 7 rất tươm tất được đăng trên mạng xã hội (ảnh facebook Trần Ngọc Diệp)

img

Lúc làm lễ cúng nên đọc một khóa kinh Vu Lan để hồi hướng công đức cho những người thân trong quá khứ được siêu sinh và cũng là một cách giúp hiểu hơn về ngày lễ này. Một điều cũng cần đặc biệt chú ý nữa là theo quan niệm từ lâu đời mâm cúng Phật nên làm vào ban ngày.

Cúng thần linh và gia tiên

Mâm cúng gia tiên thường là mâm cỗ mặn, kèm theo tiền vàng và cả những vật dụng dành cho người cõi Âm làm bằng giấy tượng trưng từ những vật truyền thống (giống như đồ thật) như quần áo, giày dép, đến những vật hiện đại như xe cộ, điện thoại... để cho người cõi Âm có được một cuộc sống tiện nghi, đầy đủ giống như người Dương trần.

Các gia đình có thể làm một mâm cơm mặn với đủ các món như xôi, gà luộc, canh, cơm, cá kho,… và đồ vàng mã theo nhu cầu sinh thời của người đã khuất.

img

Mâm cỗ cúng với đủ các món mặn (ảnh facebook Vũ Hương)

img

Ngày rằm tháng 7 cũng là dịp thể hiện tấm lòng “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của con cháu đối với ông bà, tổ tiên (ảnh facebook Rùa Béo).

Mâm cúng chúng sinh

Theo tín ngưỡng dân gian thì ngày Rằm tháng 7 còn gọi là ngày “Xá tội vong nhân”, tức là ngày mà Diêm Vương mở cửa địa ngục cho các vong hồn khi tại thế thất cơ lỡ vận, không nơi nương tựa và chịu nhiều oan trái ở kiếp trước...

img

Mâm cúng chúng sinh là đồ chay để không khơi dậy "tham, sân, si".

Những vong hồn này rất đáng thương vì không được ai thờ cúng, hoặc chết đường chết chợ lang thang vạ vật không tìm được đường về với tổ tiên. Vì vậy, dân gian thường làm một mâm lễ cho các vong hồn này để chúng không quấy nhiễu dương gian.

Trái với mâm cúng Phật và gia tiên. Lễ cúng cô hồn được tổ chức vào buổi chiều tối ngày 14.7 hoặc 15.7. Bởi vì, người ta quan niệm, đây là thời gian những vong linh trên đường trở về địa ngục nên cũng là lúc cúng cô hồn chuẩn nhất. Mọi việc cúng phải được hoàn tất vào ngày 15.7.

Clip: Nguồn gốc ngày Rằm tháng Bảy. Nguồn: Youtube

Nguồn gốc của lễ Vu lan báo hiếu được xuất phát từ sự tích của Phật giáo. Theo sách Phật ghi chép lại, Đệ tử đức Phật Thích ca là Mục Kiền Liên - là đệ tử thần thong nhất với nhiều những thuật biến hóa và hoàng pháp tế độ chúng sinh.

Thương xót mẹ ở chốn địa ngục phải chịu cảnh đày ải khổ sở, đói khát. Theo lời đức Phật, Ngài đã đem hết của cải trong nhà cũng mời các vị chư tăng mười phương. Được sự giúp đỡ, đồng tâm hiệp lực của các chư tăng lập đàn cầu siêu tế độ giúp cho bà siêu thoát được.

Bởi thế cứ hễ đến ngày rằm tháng 7, người dân thường đến chùa chiền tham dự ngày lễ báo hiếu cha mẹ.


 

Phong Vũ(tổng hợp) (Vnexpress)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem