Hái lộc đầu năm là phong tục có từ lâu tại Việt Nam. Tuy nhiên, do nhiều người thiếu ý thức khi hái lộc và hiểu nhầm về tính chất của phong tục này dẫn tới việc bẻ cây, vặt lá gây mất mỹ quan và ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.
Hiện nay, dư luận và các phương tiện thông tin đều đưa ra quan điểm không nên hái lộc đầu năm. Tuy nhiên, việc hạn chế phong tục này mới dừng lại ở biện pháp tuyên truyền, vận động mà chưa có quy định thống nhất của nhà nước về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi này.
Hái lộc ngoài đường dịp Tết có bị xử phạt tiền? Ảnh minh họa(Ảnh: IT)
Theo theo luật sư Hoàng Ngọc – Trưởng Văn phòng Luật sư Nhiệt Tâm và cộng sự, các nhà văn hóa chỉ ra quan niệm sai lầm về hái lộc đầu năm, đó là “cành cây càng to, lộc càng nhiều”. Nhiều người đi chơi giao thừa mang sẵn con dao to đi để giao thừa chặt lộc to, lộc đẹp. "Lộc" chẳng thấy đâu, chỉ thấy cảnh quan trên đường phố bị tàn phá nặng nề do các cây trồng xơ xác chỉ sau một đêm giao thừa.
Một số bạn trẻ còn bẻ cây, bẻ cành và để đem bán lại cho người khác kiếm tiền lời. Thực tế cho thấy, tại nhiều thành phố lớn trên thế giới, việc tự ý chặt cây, bẻ cành bị cho là 'hành vi đáng xấu hổ' và ngay lập tức, người vi phạm phải nhận án phạt nặng nếu bị phát hiện.
Như tại thành phố Toronto (Canada) các hành vi liên quan đến bẻ cành, chặt cây nơi công cộng sẽ bị xử phạt một cách nghiêm khắc và theo đúng quy chế. Cụ thể, mức phạt tối thiểu là 500 USD/cây và tối đa là 100.000 USD/cây. Bên cạnh đó, điều luật này còn bổ sung thêm mức phạt đặc biệt với các hành vi vi phạm nghiêm trọng với tiền phạt thêm 100.000 USD.
Ngoài ra, thành phố này còn thiết lập đường dây nóng 311 để tiếp nhận các cuộc gọi báo về trường hợp bẻ cành, gây hư hại cây xanh trên đường phố.
Tuy nhiên, theo luật sư Hoàng Ngọc, hiện tại ở Việt Nam vẫn chưa có quy định cụ thể xử phạt hành vi hái lộc đầu năm, gây tác động xấu tới môi trường.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.