- Thưa luật sư, theo quy định của pháp luật thì hợp đồng dân sự phải tuân theo những nguyên tắc nào?
Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Pháp luật dân sự tôn trọng sự tự do giao kết hợp đồng của chủ thể và ghi nhận thành nguyên tắc. Theo nguyên tắc này, các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng có sự tự do ý chí trong việc lựa chọn hợp đồng mà mình giao kết, tự do lựa chọn chủ thể giao kết, tự do lựa chọn các quyền và nghĩa vụ trong quá trình giao kết. Không một chủ thể nào được phép can thiệp trái pháp luật vào sự tự do giao kết hợp đồng của các chủ thể tham gia hợp đồng.
Luật sư Vũ Viết Năng - Văn phòng Luật sư Hưng Giang, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội.
|
Tuy nhiên, mặc dù pháp luật thừa nhận sự tự do giao kết hợp đồng là một nguyên tắc nhưng trên tinh thần “ Quyền tự do cam kết, thỏa thuận trong việc xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự được pháp luật bảo đảm, nếu cam kết, thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội.”(Điều 4 Bộ luật dân sự 2005). Điều này có nghĩa là các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng có sự tự do, nhưng sự tự do đó phải trong một khuôn khổ nhất định. Và phải tuân thủ nguyên tắc quy định tại Điều 389 Bộ luật dân sự 2005, đó là: Việc giao kết hợp đồng dân sự phải tuân theo các nguyên tắc sau đây:
Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội;
Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng.
Tại phiên tòa bị cáo Nga khai rằng số tiền 16,5 tỷ đồng ông M chuyển khoản cho mình không phải để mua nhà mà thực chất số tiền đó là để thực hiện “Hợp đồng tình dục”. Dưới khía cạnh pháp lý, luật sư đánh giá thế nào về Hợp đồng này?
- Vậy cơ quan pháp luật sẽ xử lý thế nào với hợp đồng đó?Nếu đó là một “Hợp đồng tình dục” thì hợp đồng đó trái pháp luật và đạo đức xã hội. Pháp luật nước ta không thừa nhận “Hợp đồng tình dục”. Giao kết một hợp đồng như thế không những vi phạm pháp luật, mà còn làm băng hoại đạo đức xã hội, trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc. Dư luận cần phải lên án.
Như đã nói trên, hợp đồng này trái pháp luật và đạo đức xã hội. Hợp đồng đó đã vi phạm điều cấm của pháp luật. Điều 128 BLDS quy định:” Giao dịch dân sự có mục đích và nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu. Điều cấm của pháp luật là những quy định của pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định. Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.”
Căn cứ Điều 122, 127, 128 BLDS thì đó là hợp đồng vô hiệu.
Hoa hậu Phương Nga. Ảnh: I.T
- Vậy người đã giao kết hợp đồng trên, vi phạm điều cấm của pháp luật thì có bị xử lý gì không?
Theo quy định của Pháp lệnh phòng, chống mại dâm 2003 thì:
Bán dâm là hành vi giao cấu của một người với người khác để được trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác.
Mua dâm là hành vi của người dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác trả cho người bán dâm để được giao cấu.
Căn cứ vào quy định trên, và thông tin từ báo chí có thể cho thấy, bản chất của hợp đồng này là mua bán dâm. Do đó người mua bán dâm sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12.11.2013 của Chính phủ “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình”
Cảm ơn luật sư!
Vui lòng nhập nội dung bình luận.