Bật mí tên lửa phòng không Mỹ từng đem tới Việt Nam

Thứ sáu, ngày 15/06/2018 21:34 PM (GMT+7)
Ít ai biết rằng, Mỹ từng triển khai ở Đà Nẵng các khẩu đội tên lửa phòng không Hawk trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Bình luận 0

img

Theo các tài liệu Mỹ, trong tháng 2-3.1965, Thủy quân Lục chiến Mỹ lần đầu triển khai tới Việt Nam các khẩu đội tên lửa phòng không Hawk. Vào thời điểm bấy giờ, đây là một trong những vũ khí phòng không công nghệ cao mới nhất của Mỹ được đưa tới Việt Nam. Việc đưa Hawk tới Việt Nam là do các tướng lĩnh Mỹ lo ngại các cuộc không kích từ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, dù điều đó sau này được chứng minh là ít khi xảy ra.

img

Các khẩu đội Hawk chủ yếu được triển khai ở căn cứ Hill 327 đặt ở trên dãy núi phía Tây Nam Đà Nẵng. Trong ảnh là một phần căn cứ Hill 327.

img

Ảnh hiếm các bệ phóng tên lửa phòng không Hawk tại Hill 327.

img

Thực tế các lo ngại của Mỹ là không có cơ sở, KQND Việt Nam thời bấy giờ ít có khả năng thực hiện các cuộc không kích vượt qua được vĩ tuyến 17. Thế nên, các khẩu đội Hawk này thực tế chưa bao giờ phải tham chiến. Cũng không có ghi nhận thời gian chúng rút khỏi chiến trường Việt Nam.

img

Hawk bắt đầu phục vụ trong Quân đội Mỹ từ tháng 8.1960, nên có thể khẳng định là phiên bản tên lửa Hawk được triển khai tới Việt Nam thuộc thế hệ đầu tiên. Vì phiên bản cải tiến I-Hawk phải tới năm 1971 mới được đưa vào phục vụ.

img

Hệ thống tên lửa phòng không MIM-23 Hawk do công ty Raytheon thiết kế và đưa vào sử dụng năm 1960, khoảng 40.000 quả tên lửa đã được chế tạo suốt thế kỷ 20. Loại tên lửa này được thiết kế với vai trò tấn công các mục tiêu ở tầm bắn trung bình, độ cao lớn. Tuy tầm bắn, độ cao bắn tới của Hawk kém hơn S-75 Dvina mà bộ đội phòng không Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được trang bị, nhưng Hawk lại có đầu tự dẫn radar bán chủ động - công nghệ rất mới thời điểm bấy giờ so với thế hệ S-75 và S-125.

img

Khẩu đội tên lửa phòng không Hawk bao gồm tới 15 thành phần, nhưng tựu chung lại chủ yếu gồm các thành phần chính là đài radar bám bắt mục tiêu, đài radar đo cự ly, đài radar chiếu rọi, trạm chỉ huy khẩu đội và bệ phóng tên lửa cùng đạn tên lửa.

img

Trong ảnh là đài radar bám bắt, chiếu rọi mục tiêu AN/MPQ-33/39. Đài này đóng vai trò quan trọng trong các hệ thống tên lửa dùng radar tự dẫn bán chủ động. Nguyên lý cơ bản, đài này sẽ bám bắt và chiếu xạ liên tục vào mục tiêu, ở cự ly nhất định radar trên tên lửa sẽ thu sóng phản xạ từ mục tiêu và bám theo tấn công.

img

Trong ảnh là đài phát hiện mục tiêu AN/MPQ-34.

img

Trong ảnh là đài bám bắt mục tiêu, tìm kiếm ở độ cao lớn AN/MPQ-35.

img

Trạm chỉ huy khẩu đội tên lửa Hawk.

img

Mỗi khẩu đội Hawk có tổng cộng 6 bệ phóng tên lửa với 18 quả đạn (mỗi bệ lắp 3 đạn). Tất cả đều được đặt trên xe rơ mooc, tuy nhiên việc thu hồi và triển khai khá nhanh vì các thành phần nhỏ gọn, không đồ sộ như S-75 Dvina.

img

Phiên bản Hawk triển khai ở Việt Nam được trang bị đạn tên lửa đất đối không MIM-23A có chiều dài 5,08m, đường kính thân 0,37m, sải cánh 1,21m, nặng tổng thể 584kg với đầu nổ phá mảnh 54kg.

img

Tên lửa được trang bị động cơ rocket nhiên liệu lắn đạt tầm bắn từ 2-25km, độ cao bắn hạ mục tiêu từ 60m tới 11.000m.

img

Đầu nổ nặng 54kg có thể tạo ra đến 4.000 mảnh vỡ nặng 8gr di chuyển với tốc độ đến 2.000m/s tạo vùng sát thương ghê gớm. Ở Việt Nam, S-75 Dvina đã hạ vô số máy bay hiện đại của Mỹ, còn ở Trung Đông, Israel đã sử dụng Hawk hạ nhiều tiêm kích, máy bay ném bom của Liên Xô.

Hoàng Lê (Kiến Thức)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem