Bất ngờ lý do khiến "thần cơ" Kawasaky Ki-61 của Nhật rụng như sung?

Thứ ba, ngày 07/04/2020 18:32 PM (GMT+7)
Có tên gọi đầy đủ là Kawasaki Ki-61 Hien (Phi yến), Ki-61 là loại máy bay tiêm kích duy nhất của Nhật Bản sử dụng thiết kế động cơ chữ V trong Chiến tranh Thế giới thứ 2.
Bình luận 0

img

Ra đời từ năm 1942 và được sản xuất liên tục tới khi Chiến tranh Thế giới thứ 2 kết thúc, máy bay tiêm kích Kawasaki Ki-61 được sản xuất bởi tập đoàn Kawasaki của Nhật Bản và là một trong những loại máy bay tiêm kích uy lực nhất của lực lượng này trong Thế chiến. Nguồn ảnh: Mseum.

img

So với các loại máy bay tiêm kích cùng thời của Nhật, Kawasaki Ki-61 của Nhật có thiết kế khá nặng nề do nó được bọc thép gần như toàn bộ, thậm chí kính lái cũng là kính chống đạn. Nguồn ảnh: WRG.

img

Động cơ của chiếc máy bay này được thiết kế theo kiểu chữ V, đây là kiểu động cơ được phía Nhật Bản thiết kế dựa trên động cơ kiểu DB-601 do Đức sản xuất. Động cơ DB-601 được sử dụng làm động cơ chính trang bị cho chiếc Bf 109 huyền thoại của Đức quốc xã. Nguồn ảnh: Wiki.

img

Mặc dù vậy, dưới bàn tay tài hoa của các kỹ sư Nhật Bản, động cơ của chiếc Ki-61 đã được cải biên đi khá nhiều so với bản gốc, cung cấp cho chiếc tiêm kích này tính năng bay vượt trội hơn nhiều so với tất cả các loại máy bay Đức sử dụng động cơ DB-601. Nguồn ảnh: Flickr.

img

Đáng tiếc là trước khi Ki-61 được sản xuất hàng loạt, người Đức đã phát hiện ra là động cơ chữ V thực tế lại... yếu hơn kiểu động cơ thẳng hàng. Kết quả là chiếc Bf 109 phiên bản Bf 109E đã được ra đời với động cơ khỏe hơn nhiều so với Ki-61 của Nhật. Nguồn ảnh: WWII.

img

Người Nhật hoàn toàn không biết điều này, họ vẫn cho rằng Ki-61 của họ hiện đại hơn cả Bf 109 của Đức và sử dụng Kawasaki tham chiến trực diện với đối phương là những chiếc P-47 của Mỹ - loại phi cơ vốn dĩ cũng có động cơ vượt trội hơn so với Ki-61. Nguồn ảnh: Japannavy.

img

Tới năm 1944, do có khả năng chiến đấu quá yếu kém, các tiêm kích Ki-61 đã không còn là mối nguy hiểm với phi đội tiêm kích của Mỹ. Kết quả là để hạ được máy bay ném bom của Mỹ, Phi công Nhật với Ki-61 chỉ còn biết dùng chiến thuật cảm tử 1 đổi 1. Nguồn ảnh: Warhistory.

img

Thậm chí, có cả những phi công Nhật đã sử dụng chiến thuật cảm tử này nhưng vẫn... sống sót quay trở về để kể lại câu chuyện của mình. Nguồn ảnh: WWII.

img

Kawasaki Ki-61 chỉ cần một phi công điều khiển, máy bay có chiều dài 8,94 mét, sải cánh rộng 12 mét và có chiều cao 3,7 mét. Máy bày được trang bị động cơ công suất 1175 mã lực và có khả năng cất cánh ovwis trọng lượng tối đa khoảng 4000 kg. Nguồn ảnh: WWII.

img

Tốc độ bay tối đa của tiêm kích Kawasaki Ki-61 vào khoảng 580 km/h, tầm bay tối đa của Ki-61 cũng là 580 km, trần bay 11.600 mét và cần tối thiểu 7 phút để lên được độ cao 5000 mét. Nguồn ảnh: Pinterest.

img

Kawasaki Ki-61 được trang bị vũ khí chính bao gồm 2 khẩu pháo 20 mm Ho-5 với cơ số đạn dự trữ 120 viên mỗi khẩu, kèm theo đó là 2 khẩu súng máy 12,7mm Ho-113 với cơ số đạn 250 viên mỗi khẩu. Nguồn ảnh: Pinterest.

img

Tổng cộng đã có khoảng 3500 chiếc Kawasaki Ki-61 từng được sản xuất, tuy nhiên tới nay chỉ còn duy nhất 4 chiếc tồn tại được. Trong đó chỉ có duy nhất một chiếc còn khả năng bay, những chiếc còn lại chỉ còn nằm trong viện bảo tàng. Nguồn ảnh: Motion.

Tuấn Anh (Kiến Thức)
Từ khóa:
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem