Tại sao Djibouti có nhiều căn cứ quân sự nước ngoài hơn bất cứ đâu?

Đại Dương (theo SCMP) Thứ năm, ngày 06/09/2018 13:34 PM (GMT+7)
Tháng 8 năm ngoái, Trung Quốc đã mở căn cứ quân sự ở nước ngoài đầu tiên của mình tại Djibouti, một quốc gia nhỏ ở châu Phi. Djibouti là chủ nhà của nhiều căn cứ quân sự hơn bất kỳ nơi nào khác trên thế giới. Nó cung cấp một địa chỉ chiến lược quan trọng để tiếp tế cho lực lượng gìn giữ hòa bình trong khu vực, các nhiệm vụ nhân đạo cũng như chống cướp biển.
Bình luận 0

Tại sao là Djibouti?

Trung Quốc chính thức mở căn cứ quân sự ở nước ngoài đầu tiên vào ngày 1.8.2017 - cùng ngày kỷ niệm thành lập lần thứ 90 của Giải phóng quân Trung Quốc. Bắc Kinh nói Djibouti là vị trí lý tưởng cho Trung Quốc để tái tiếp tế cho lực lượng gìn giữ hòa bình và các nhiệm vụ nhân đạo cũng như chống cướp biển ở những vùng duyên hải tại Yemen và Somalia.

img

Cộng hòa Djibouti đa dân tộc và là một cựu thuộc địa của Pháp có kích thước lãnh thổ tương đương xứ Wales của Anh với diện tích 23.200 km2. Đất nước này hầu hết là sa mạc nóng bỏng, hầu như không có tài nguyên thiên nhiên và có dân số dưới 1 triệu người. Tuy nhiên, vị trí của nước này có giá trị chiến lược quan trọng.

Nằm ở mũi tây bắc của Ấn Độ Dương, tại lối vào biển Đỏ từ phía Nam, Djibouti kiểm soát lối vào kênh đào Suez và Ấn Độ Dương - là một trong những tuyến đường biển nhộn nhịp nhất. Djibouti cung cấp cho Trung Quốc khả năng để thực thi các nhiệm vụ quân sự ở xa lãnh thổ.

img

Không phải tất cả mọi người đều xem căn cứ của Trung Quốc là hoàn toàn nhân đạo. New Delhi đã bày tỏ lo ngại rằng cơ sở hải quân và hậu cần này là một phần trong kế hoạch lớn hơn để thiết lập một chuỗi cảng khác với Bangladesh, Myanmar và Sri Lanka nhằm bao vây Ấn Độ. Cũng đã có những tin đồn dai dẳng rằng Trung Quốc có ý định xây dựng nhiều căn cứ hơn ở các nước như Pakistan. Bắc Kinh phủ nhận những tuyên bố này. Các nghị sĩ Mỹ cảnh báo đây có thể là hậu quả đáng kể nếu như Trung Quốc tiếp quản hoạt động trên các cảng của Djibouti.

Bộ trưởng Tài chính Djibouti Ilyas Dawaleh đã nói rằng: “Sự phát triển của Djibouti cần mọi bạn bè và đối tác chiến lược. Đồng thời, không ai có thể sai khiến chúng tôi rằng chúng tôi nên làm gì”.

img

Nơi tập trung nhiều lực lượng quân sự

Djibouti là nơi có nhiều căn cứ quân sự nước ngoài hơn bất kỳ đâu. Kể từ khi bước sang thế kỷ mới, Mỹ, nhiều nước châu Âu và châu Á đã lập căn cứ quân sự ở đây. Các nhà phân tích nói vị trí địa chính trị của nước này và sự ổn định của họ gần đây trong một vùng biến động đã biến họ thành một sân chơi quân sự cho các cường quốc thế giới.

Sau sự kiện 11.9.2001, Mỹ lập căn cứ Lemonnier để chống mối đe dọa khủng bố từ Yemen và các nước trong khu vực “sừng châu Phi”. Căn cứ quân sự ở nước ngoài đầu tiên của Nhật kể từ sau Thế chiến II cũng nằm tại Djibouti và đã được chuẩn bị mở rộng để đối trọng với sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực này. Italia cũng có căn cứ của họ trong khi lính Đức và Tây Ban Nha đóng trong căn cứ của người Pháp.

img

Vấn đề tài chính

Hoạt động kinh tế của Djibouti tập trung vào các cảng của họ, đường sắt Addis Ababa - Djibouti, và các căn cứ quân sự nước ngoài với đóng góp của công nghiệp ít hơn 20% GDP. Sự gia tăng đầu tư, đặc biệt là trong xây dựng và vận hành cảng đã dẫn tới tăng trưởng kinh tế tương đối cao trong những năm gần đây.

May mắn có một cảng nước sâu tự nhiên, tài sản thực sự của Djibouti là vị trí địa chính trị. Với con đường đi vào vịnh Aden, vịnh Ả Rập và eo biển Bab-el-Mandeb, Djibouti kiểm soát hiệu quả tuyến đường thương mại ước tính chiếm 20% xuất khẩu toàn cầu và 10% tổng lượng vận chuyển dầu xuất khẩu mỗi năm.

Các cơ hội kinh doanh cho Trung Quốc

img

Khai thác thị trường nước ngoài khi nhu cầu về các dự án cơ sở hạ tầng trong nước chững lại.

Quảng bá công nghệ Trung Quốc để thu hút các cơ hội kinh doanh mới.

Hỗ trợ sáng kiến Vành đai và Con đường của Chủ tịch Tập Cận Bình.

Hơn 95% thương mại của Ethiopia đi qua Djibouti.

Trung Quốc là nguồn đầu tư lớn nhất của Djibouti. Các công ty Trung Quốc tài trợ gần 40% các dự án đầu tư chính của Djibouti.

img

Cuộc sống khó khăn

Bất chấp tăng trưởng phi thường, đói nghèo và thất nghiệp vẫn lan rộng ở Djibouti.

Chính phủ Djibouti tha thiết mong mỏi chuyển đất nước thành một trung tâm trung chuyển hàng hải hàng không cho toàn bộ châu Phi. Hầu hết các dự án liên quan đến cơ sở hạ tầng của quốc gia này được Trung Quốc cấp vốn nhưng đầu năm nay công ty vận tải CMA CGM của Pháp đã bước vào thảo luận để phát triển một cảng container mới.

img

Tổng thống Djibouti Ismail Omar Guelleh đã gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến thăm 3 ngày đến Trugn Quốc hồi tháng 11.2017. Cả hai lãnh đạo nhắc lại cam kết làm sâu sắc thêm quan hệ và hợp tác và nhấn mạnh vị trí của Djibouti như một điểm yết hầu chiến lược gần biển Đỏ.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem