Bón phân chuyên dùng, lúa xuân “sống khỏe”

KS.Nguyễn Tiến Chinh Thứ hai, ngày 20/02/2017 14:16 PM (GMT+7)
Ném mạ là phương pháp gieo cấy đơn giản, dễ làm, ít phụ thuộc vào nền ruộng cao - thấp, vừa giảm lao động mà năng suất lúa vẫn bằng hoặc cao hơn lúa cúi cấy bình thường.
Bình luận 0

Để mạ ném cho ruộng lúa nhiều bông

Qua nhiều bước thăng trầm, nay mạ ném còn được duy trì phổ biến ở các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Bắc Giang; nông dân các tỉnh Thái Bình, Hải Dương, hưng Yên có ném mạ nhưng không nhiều. Tuy nhiên, công nghệ ném mạ cúng còn một số nhược điểm như: Khóm mạ được phân bố không đều trên mặt ruộng; chỗ dày, chỗ thưa hoặc khóm mạ đứng, khóm ngồi, có khóm nằm ngang… thậm chí có khóm mạ “to” quá nên nổi và trôi dạt đến chố khác.

img

Ném mạ là phương pháp gieo cấy đơn giản, dễ làm, ít phụ thuộc vào nền ruộng cao - thấp, vừa giảm lao động mà năng suất lúa vẫn bằng hoặc cao hơn lúa cúi cấy bình thường.  Ảnh: IT

Để công nghệ mạ ném đạt hiệu quả cao, ruộng lúa nhiều bông, bông to, hạt mẩy, ít sâu bệnh thì vấn đề chăm sóc, bón phân có ý nghĩa quyết định.  Cây lúa khỏe, đẻ sớm và đẻ tập trung, ngoài cân đối các chât dinh dưỡng N,P,K còn rất cần các dinh dưỡng trung, vi lượng khác như: Chất vôi (Ca) vừa khử chua vừa kích thích rễ lúa phát triển, giúp cây lúa cứng cáp hơn; chất manhe (Mg) là thành phần quan trọng trong nhân tế bào diệp lục, là chất hoạt hóa nhiều enzyme rất quan trọng đối với mọi hoạt động sống của cây; góp phần làm tăng độ PH dịch bào, giúp tăng chất lượng lúa gạo và thời gian bảo quản nông sản được kéo dài hơn.

Chất silic (Si): giúp cây trồng hút cân đối các chất dinh dưỡng, cải thiện quá trình trao đổi chất, làm tăng tỷ lệ sử dụng N; silic còn điều tiết hút lân, hỗ trợ hấp thụ các nguyên tố vi lượng Mn, Zn, Cu, B… giữ được bộ lá xanh đậm lâu, giúp cho cây lúa cứng cáp, giảm tỷ lệ lúa đổ tới 65%; tăng sức đề kháng cho cây trồng, tăng khả năng kháng bệnh, đặc biệt bệnh đạo ôn, bệnh đốm nâu trên cây lúa.

Cách bón phân cho ruộng ném mạ

Trên thị trường phân bón hiện nay, phân đa yếu tố NPK Văn Điển, ngoài các chất đạm, lân, kali còn có đầy đủ các  chất trung vi lượng mà các loại phân bón khác không có. Loại chuyên bón lót cho lúa công thức NPK (6 :11 :2) có  N6%, P2O5 11%, K2O 2%, MgO 10%, SiO2 15%, CaO 20% , S 2% và các chất B, Mn, Zn, Co, Cu, Mo..., tổng hàm lượng dinh dưỡng thiết yếu cây có thể dùng được trên  66%…; loại phân đa yếu tố NPK (16 :5 :17) chuyên bón thuc cho lúa có hàm lượng N 16%, P2O5 5%. K2O 17% Mg 5%, SiO2 7%, CaO 8%, S 2%…; loại NPK 5 : 10 : 3 dạng viên chuyên bón lót cho lúa và nhiều loại cây khác có hàm lượng N 5%. P2O5 10%, K2O 3%, Mg 9%, SiO2 14%, CaO 15%…; loại NPK 12 : 5 : 10 chuyên bón thúc cho lúa và nhiều loại cây khác có hàm lượng N 12%, P2O5 5%, K2O 10%,   Mg 2%, SiO2 4%, CaO 5%.

Với ruộng ném mạ cần bón phân cho 1 sào lúa như sau:

1) Bón phân lót: Tùy điều kiện cụ thể mà bón một vài tạ phân chuồng, phân gà vịt ủ mục và 20-25kg NPK 6:11:2, 5:10:3 hoặc 15-20kg NPK 10:10:5. Thực hiện bón lót sâu, bón trước khi bừa cấy hoặc bón trước khi ném, lúc bùn còn loãng, nước còn đục; không được bón phân lót sau khi nươc đã trong, bùn đã lắng.

2) Bón thúc: Bón khoảng 12-15kg NPK 16:5:17 hoặc 15-20kg NPK 12:5:10. Phải bón thúc sớm ngay khi lúa ra lá non. Những năm thời tiết ấm, lúa ra lá non sớm thì phân thúc phải chía ra bón 2 lần, trên nguyên tắc thúc sớm và nặng đầu - nhẹ cuối.

- Lần bón thúc đầu tiên có thể trộn với thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm để rắc; song chỉ nên giữ lớp nước nông 2-3cm. Sau đó ruộng tự cạn nước, nên duy trì đủ ẩm và lộ gốc lúa, tạo điều kiện cho lúa đẻ sớm và đẻ nhiều hơn.

- Tránh bón phân thúc khi mực nước lớn và trời đang nắng nóng; nên bón vào lúc chiều mát, khi lá lúa khô và ruộng cạn nước. 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem