Lúa Bao Thai lùn Lạng Sơn tăng năng suất nhờ phân Văn Điển

PGS.TS Mai Quang Vinh Thứ hai, ngày 16/01/2017 06:15 AM (GMT+7)
Sử dụng phân bón NPK Văn Điển chuyên dùng cho cây lúa đã tạo nên kết quả tốt cả về phương diện kinh tế lẫn kỹ thuật; đã được thể hiện qua thực tiễn từ kết quả của các mô hình cũng như sản xuất đại trà vụ mùa 2016 tại Lạng Sơn.
Bình luận 0

Từ kết quả thực nghiệm, Hội Nông dân Hữu Lũng (Lạng Sơn) đã khuyến cáo nông dân ứng dụng rộng rãi loại phân bón này vào sản xuất trong thời gian tới.

Bón phân đúng cách, cây sinh trưởng, phát triển tốt

Vụ mùa 2016, bà Nguyễn Thị Đông (Hội Nông dân huyện Hữu Lũng) phối hợp với Công ty CP Phân lân nung chảy Văn Điển tổ chức cho 10 hộ nông dân xã Nhật Tiến triển khai thực hiện mô hình  bón phân Văn Điển cho lúa vụ mùa 2016 tại xóm Tân Minh xã Nhật Tiến, huyện Hữu Lũng với quy mô 1ha lúa Bao Thai đã thu được kết quả rất khả quan.

+ Loại phân bón dùng thực nghiệm trong mô hình:

- Ô thực nghiệm: NPK Văn Điển (NPK 5.10.3 bón lót, NPK 12.5.10 bón thúc).

- Ô đối chứng:  Phân bón truyền thống tại địa phương (NPK 5.10.3 Lâm Thao bón lót, NPK 12.5.10 Lâm Thao bón thúc)

+ Cách bón:

- Ô thực nghiệm: NPK 5.10.3 Văn Điển  bón lót 25 kg/sào 360 m2. Bón thúc NPK 12.5.10 Văn Điển 14,815 kg/ sào.

- Ô đối chứng: NPK 5.10.3 phân bón khác bón lót 25 kg/sào 360m2. Bón thúc NPK 12.5.10 phân bón khác 14,815 kg/ sào.

Các ô thực nghiệm không nhắc lại diện tích lớn: Ô thực nghiệm 1ha sử dụng phân bón Văn Điển. Ô đối chứng 1ha sử dụng phân bón theo tập quán.  

- Thời kỳ bón: Cả hai công thức thực nghiệm và đối chứng đều bón lót 25kg/sào trước khi gieo cấy cùng phân chuồng. Phân thúc Sau cấy 5-7 ngày bón 14.815 kg/sào.

Bà con nông dân đã có nhận xét: Bón NPK Văn Điển giúp cây lúa khoẻ, đẻ nhánh tập trung

Hiệu quả kinh tế cao

Về năng suất: Kiểm đếm thực tế cho thấy, số bông/m2, số hạt/ bông và số hạt chắc/bông của công thức bón NPK Văn Điển đều cao hơn so với đối chứng. Đặc biệt, số hạt chắc/bông tăng rõ rệt; tỷ lệ lép giảm đáng kể. Do đó, năng suất lý thuyết và năng suất thực tế đều cao hơn so đối chứng, tăng khoảng 5 - 6%, cho hiệu quả kinh tế cao hơn 154.500đ /sào (4,3 triệu đ/ha) so với đối chứng.

Hiệu quả kinh tế tăng ở mô hình bón phân NPK Văn Điển còn là do giảm chi phí về bảo vệ thực vật, tiết kiệm chi phí đầu tư phân bón, tăng năng suất lúa.

Trong điều kiện canh tác trên đất chua phèn không thuận lợi, giống lúa thực hiện mới chỉ là giống thuần chủng đã canh tác lâu năm ở địa phương là Bao Thai  nhưng đều cho năng suất trên 50 tạ/ha.

Giống nêu trên không thuộc nhóm có tiềm năng năng suất cao, không chịu thâm canh, nhưng nhờ bón phân cân đối, đặc biệt cung cấp được đủ dinh dưỡng trung vi lượng cũng đã góp phần quan trọng vào việc tăng khả năng chống đỏ, tăng năng suất.

Bà Đông chủ trì thực nghiệm có nhận xét: “Bón NPK Văn điển làm cho lúa cứng cây, chắc hạt, hạn chế đổ ngã, chống chịu với thời tiết bất lợi, kháng sâu bệnh tốt, mang lại sự tiện ích cho người sản xuất do giảm được 1-2 lần bón phân”.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem